Xe khách là phương tiện tham gia giao thông phổ biến hiện nay. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mức phạt đối với hành khách có hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên xe khách?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành khách vi phạm về trật tự an toàn giao thông:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành khách vi phạm trật tự an toàn giao thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Có hành vi không chấp hành hướng dẫn của lái xe và không chấp hành hướng dẫn của nhân viên phục vụ trên xe về các quy định trong vấn đề đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông;
– Có hành vi gây mất trật tự trên xe trái quy định của pháp luật.
Thứ hai, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các hành khách thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Mang các hóa chất độc hại hoặc mang các chất dễ cháy nổ, có hành vi mang hàng nguy hiểm hoặc các loại hàng cấm lưu thông lên xe khách;
– Đu hoặc bám vào thành xe, có hành vi đứng hoặc ngồi hoặc nằm trên mùi xe hoặc nóc xe, trong các khu vực được xác định là khoang chở hành lý hoặc tự ý mở cửa xe khi chưa có sự đồng ý của lái xe hoặc nhân viên phục vụ, có hành vi khác không đảm bảo an toàn trong quá trình xe đang lưu thông trên đường.
Thứ ba, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành khách có hành vi đe dọa hoặc xâm phạm đến sức khỏe của người khác khi đang đi trên xe, xâm phạm đến sức khỏe của lái xe hoặc đến sức khỏe và tính mạng của nhân viên phục vụ trên xe khách.
Thứ tư, ngoài hình thức phạt tiền nêu trên thì người thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là thu các loại hóa chất độc hại, tịch thu các loại hàng hóa dễ cháy nổ hoặc các hàng nguy hiểm, tịch thu các hàng cấm lưu thông được mang theo trên xe khách đó.
Theo đó thì có thể nói, mức xử phạt đối với hành khách khi có hành vi vi phạm quy định về an toàn trật tự giao thông sẽ tuân thủ theo quy định trên đây.
2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của hành khách:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của hành khách trên xe khách. Căn cứ theo quy định tại Điều 71 của Luật giao thông đường bộ năm 2019, quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định như sau:
Thứ nhất, hành khách sẽ có một số quyền cơ bản sau đây:
– Hành khách được quyền vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải và được vận chuyển theo đúng cam kết của những người kinh doanh hoạt động vận tải về chất lượng vận tải. Hợp đồng vận tải hành khách được xem là sự thỏa thuận của các bên và theo đó bên vận chuyển sẽ trở khách hàng và hành lý đến địa điểm theo thỏa thuận ban đầu, hành khách sẽ phải thanh toán cước phí vận chuyển theo quy định của pháp luật;
– Hành khách có quyền được vận chuyển từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm và bằng các phương tiện đã thỏa thuận với đối tượng kinh doanh dịch vụ vận chuyển một cách an toàn và theo đúng lộ trình, được quyền bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải. Bên vận chuyển sẽ phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật và đồng thời cũng cần phải bảo đảm thời gian xuất phát đó được thông báo ban đầu hoặc theo thỏa thuận với hành khách;
– Bên vận chuyển trọ hành lý và phải trả lại hành lý đó cho hành khách theo đúng quy định của pháp luật hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm theo thỏa thuận ban đầu. Hành khách có quyền được hoàn trả cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, hành khách cũng có quyền được miễn cước hành lý với trọng tài không quá 20kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của các phương tiện vận tải;
– Hành khách được quyền hoàn trả tối thiểu 90% tiền vé sau khi đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước thời điểm chuyến xe khởi hành ít nhất là 02.00 đồng hồ, hành khách cũng có quyền thanh toán tối thiểu 70% tiền vé đã mua nhưng từ chối chuyến đi trước thời điểm chuyển xe khởi hành là 30 phút.
Thứ hai, hành khách có một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cướp phí vận chuyển và cước phí vận chuyển hành lý khi mang theo vượt quá quy định của pháp luật, chắc phải có nghĩa vụ có mặt tại thời điểm xuất phát đúng thời gian và đúng địa điểm được ghi nhận trong hợp đồng vận tải, phải chấp hành đầy đủ quy định về vận chuyển và thực hiện theo đúng hướng dẫn của lái xe và nhân viên phục vụ trên xe về các vấn đề bảo đảm an toàn trật tự và an toàn giao thông;
– Trong trường hợp hành khách không chấp hành các quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, hành khách có hành vi cản trở công việc của lái xe hoặc các nhân viên phục vụ, có hành vi đe dọa đến tính mạng sức khỏe tài sản của người khác hoặc có hành vi không đảm bảo an toàn trong quá trình hành trình của xe, trong trường hợp này thì hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và sẽ phải chịu phạt vi phạm nếu như điều lệ vận chuyển có quy định về vấn đề này;
– Hành khách không được mang theo các loại hàng hóa cấm lưu thông như vũ khí, quân trang, quân dụng, phương tiện kĩ thuật chuyên dùng của các lực lượng vũ trang, các chất mà túy, các chất hóa học độc hại cực mạnh … trái quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành khách có hành vi không chấp hành đầy đủ quy định về trật tự an toàn giao thông là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định cho hành khách được ghi nhận tại Điều 71 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 theo như phân tích nêu trên.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe khách:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của lái xe, trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên phục vụ trên xe khách. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có quy định cụ thể như sau:
– Đeo thẻ tên và mặc đồng phục theo đúng quy định của pháp luật, cần phải mang theo hiệu lệnh vận chuyển đối với các chuyến xe đang trong quá trình khai thác;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đối với người lái xe được quy định tại quy trình bảo đảm an toàn giao thông căn cứ theo quy định tại Điều 6 của …, tức là phải thực hiện đúng lệnh vận chuyển do doanh nghiệp quy định, phải có hành vi đảm bảo an ninh trật tự trên xe khách, có hành vi đón trả khách tại bến xe nơi đi hoặc bến xe nơi đến hoặc các địa điểm dừng đón trả khách theo đúng quy định của pháp luật và chạy xe đúng lịch trình;
– Không được chở quá số người quy định và không được chở vượt quá khối lượng toàn bộ hàng hóa cho phép trái quy định của pháp luật, hành lý và hàng hóa ký gửi phải được dàn xếp một cách đều đặn và đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển, không được trả các loại hàng cấm hoặc các loại hàng hóa dễ cháy nổ, không được chở động vật sống hoặc hàng hóa là thực phẩm bẩn;
– Có trách nhiệm đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé và sắp xếp cho hành khách ngồi đúng chỗ ngồi và ngồi đúng số vé đã mua, ưu tiên cho người khuyết tật và người cao tuổi hoặc phụ nữ có thai và trẻ em, có thái độ phục vụ văn minh lịch sự và có trách nhiệm sơ cứu hành khách khi có biểu hiện ốm đau hoặc sinh nở;
– Có trách nhiệm yêu cầu hành khách xác nhận thông tin phù hợp với quy định của pháp luật trước khi xe xuất bến và sau khi xe về bến;
– Có trách nhiệm chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự và an toàn giao thông;
– Có quyền từ chối vận chuyển hành khách đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng và xâm phạm trật tự an toàn giao thông, gây cản trở công việc của người lái xe và các nhân viên phục vụ trên xe;
– Gin giữ vệ sinh phương tiện và không được sử dụng các biện pháp kĩ thuật hoặc các trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động và giám sát của camera hành trình trên xe;
– Có trách nhiệm điều khiển xe có mặt tại bến trước thời điểm xuất phát tối thiểu là 10 phút để thực hiện các công tác kiểm tra an toàn kĩ thuật và các tác nghiệp khác tại bến xe theo quy định để đảm bảo an toàn giao thông;
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
–
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.