Quyền được học tập của trẻ em là quyền năng mà nhà nước ta đã trao cho công dân, không phân biệt bất kỳ yếu tố nào liên quan đến dân tộc, tôn giáo, giới tính,...Vậy pháp luật quy định mức xử phạt hành vi gây cản trở quyền học tập của trẻ em?
Mục lục bài viết
1. Quyền học tập của trẻ em được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Đến nay giáo dục là một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng trong việc nâng cao phát triển vị thế của Đảng và Nhà nước trong khu vực cũng như là thế giới. Mục tiêu chính của nền giáo dục Việt Nam được ghi nhận rõ tại Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2019 theo đó, mục tiêu chính là nâng cao phát triển toàn diện con người Việt Nam trở thành một công dân có đạo đức vững vàng, có nguồn tri thức phong phú, hiểu biết sâu sắc; văn hóa và sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp ổn định; đồng thời để có thể đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì các công dân Việt Nam khi tiếp cận nền giáo dục phải được dạy dỗ về phẩm chất năng lực và ý thức, công dân luôn xây dựng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trong nền giáo dục Việt Nam luôn đề cao phát huy tiềm năng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân nâng cao dân trí và phát triển nguồn lực bồi dưỡng nhân tài. Có thể thấy mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ về sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc mà còn liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế.
Ghi nhận quyền lợi học tập của trẻ em thì trong
Đồng thời, theo quy định tại Luật giáo dục năm 2019 thì quyền và nghĩa vụ học tập của công dân cũng đã được quy định ghi nhận tại Điều 13 của Luật này trong đó bao gồm cả đối tượng là trẻ em. Học tập được hiểu là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân và nhà nước ta không phân biệt dân tộc tôn giáo tín ngưỡng giới tính hoặc đặc điểm cá nhân nguồn gốc gia đình địa vị xã hội hoặc bất kỳ những các yếu tố nào để ảnh hưởng đến quyền bình đẳng cơ hội học tập; Luôn cố gắng phát huy và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo nên một môi trường giáo dục an toàn hòa nhập để người học có thể hoàn toàn bộc lộ hết các khả năng và tiềm năng, năng khiếu của mình;
Đặc biệt đối với đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo quy định tại Luật trẻ em hoặc người học là người khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì luôn được nhà nước có những chính sách ưu tiên và tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận được nguồn tri thức của cách dễ dàng và chính xác nhất.
2. Mức xử phạt hành vi gây cản trở quyền học tập của trẻ em:
Được giáo dục của trẻ em là một trong những quyền lợi cơ bản và được pháp luật bảo hộ. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm đến quyền được giáo dục của trẻ em sẽ bị áp dụng mức xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, theo đó, mức xử phạt sẽ được áp dụng tùy thuộc vào tính chất và hành vi vi phạm của cá nhân:
– Mức xử phạt đầu tiên có thể được áp dụng đó là từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi như sau:
+ Có hành vi ngăn cản trẻ em có thể được tham gia vào việc giáo dục như thể hiện rõ hành vi hủy hoại sách vở đồ dùng học tập của trẻ em;
+ Cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo đúng quy định của pháp luật nhưng cố tình không thực hiện để gây cản trở hoặc gây sức ép cho người giảng dạy cũng như là gây nên tâm lý không thoải mái đối với trong quá trình học tập;
+ Để đảm bảo được đúng chất lượng trong quá trình giáo dục thì các cá nhân có sự can thiệp để không đảm bảo thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo giáo dục tại cơ sở giảng dạy;
– Mức phạt thứ hai có thể kể đến đó là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em;
– Đối với hành vi dụ dỗ lôi kéo hoặc ép buộc trẻ em bỏ học nghỉ học thì có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ví dụ như buộc chịu mọi chi phí để có thể tạo điều kiện cho có thể sử dụng sách vở đồ dùng học tập nếu người này có hành vi hủy hoại sách vở đồ dùng học tập của trẻ em.
Cũng cần lưu ý rằng: mức phạt tiền đã phân tích nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 8, 9, 12, 13, 14, Khoản 1 Điều 16, Điều 33 và Khoản 2 Điều 36 của Nghị định 130/2021/NĐ-CP. Còn lại đối với hành vi vi phạm mà tổ chức thực hiện thì sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Như vậy, đối với cá nhân thì mức phạt tiền cao nhất tối đa có thể lên đến 5 triệu đồng, còn đối với tổ chức thì sẽ là 10 triệu đồng tùy theo hành vi vi phạm.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi cản trở việc đi học của trẻ em:
Liên quan đến thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người cản trở đi học của trẻ em thì đã được luật xử lý vi phạm hành chính ghi nhận. Trước đây thời hiệu xử phạt được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và hiện nay đã được sửa đổi năm 2020. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, trừ các trường hợp như:
+ Có hành vi vi phạm liên quan đến hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; nội dung về kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp;
+ Trong suốt quá tình thực hiện việc điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước mà cần thêm thời gian xác minh để thì không áp dụng thời hạn xử phạt ;
+ Những hoạt động liên quan đến xử phạt vi phạm về lĩnh vực dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; Vấn đề có tranh chấp hay những sự kiện liên quan đến đất đai; đê điều; hoạt động vi phạm mà cá nhân, tổ chức mà lĩnh vực vi phạm về báo chí; tiến hành công việc về xuất bản; trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước;
+ Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;…
Với các trường hợp ngoại lệ nêu trên thì không áp dụng thời hiệu xử phạt là 1 năm mà thay vào đó là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Xét trong trường hợp, cá nhân tổ chức có hành vi cản trở việc đi học thì sẽ áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Giáo dục năm 2019;
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.