Hiện nay, tình trạng dùng chân để lái và điều khiển các phương tiện giao thông trong quá trình tham gia giao thông đường bộ đi với tốc độ khá nhanh đã gây mất trật tự an ninh xã hội. Vậy hành vi lái xe ô tô bằng chân sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Lái xe ô tô bằng chân bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay có rất nhiều người có hành vi lái xe trái quy định của pháp luật. Hành vi lái xe ô tô bằng chân là một trong những hành vi vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn chết người. Hành vi này được pháp luật quy định mức xử phạt vô cùng nghiêm khắc. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Không chú ý quan sát và điều khiển xe chạy quá tốc độ trái quy định của pháp luật gây ra tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có hành vi dừng xe hoặc đỗ xe hoặc quay đầu xe trái quy định của pháp luật, có hành vi lùi xe và tránh xe, có hành vi vượt xe hoặc chuyển hướng và chuyển làn đường không đúng quy định của pháp luật gây ra tai nạn giao thông chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có hành vi không đi đúng phần đường và đi đúng làn đường dành cho phương tiện mà mình đang điều khiển, không giữ đúng khoảng cách giữa hai phương tiện theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu thể hiện nội dung cấm đi vào đối với các loại phương tiện đang điều khiển, có hành vi đi ngược chiều trái quy định của pháp luật tại đường một chiều hoặc đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông;
– Có hành vi điều khiển phương tiện lạng lách đánh võng trái quy định của pháp luật, có hành vi chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ, dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h;
– Có hành vi dừng xe hoặc đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, không có tiến hành hoạt động báo hiệu để các phương tiện lái xe biết khi buộc phải dừng xe hoặc đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, quay đầu xe trên đường cao tốc trái quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người có hành vi lái xe ô tô bằng chân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi lái xe ô tô bằng chân:
Căn cứ theo khoản 11 Điều 5 của
Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 của Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoản thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều 5.
Theo đó, người lái xe ô tô bằng chân có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoản thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng. Trong trường hợp không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoản thời gian từ 03 tháng đến 05 tháng.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi lái xe ô tô bằng chân:
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 74 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau: Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng).
Theo khoản 4 Điều 76 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân như sau:
Những đối tượng được xác định là trưởng Công an cấp huyện, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hoặc những chủ thể là trưởng phòng Công an cấp tỉnh bao gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm e khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Do người lái xe ô tô bằng chân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 12.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Vì vậy cho nên Trưởng phòng cảnh sát giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành người lái xe ô tô bằng chân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.