Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép được cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại. Vậy điều kiện, thủ tục cấp phép xử lý chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại:
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được hiểu là loại giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại. Mục đích chính của hoạt động cấp giấy phép này để hợp pháp hóa hoạt động thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng thời việc xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế). Những tổ chức được cấp giấy phép xử lý chất thải phải đảm bảo những điều kiện nhất định thì mới được cấp phép và hoạt động trên thực tế.
Theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 09/VBHN/BTNMT 2019 Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu thì điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại phải đảm bảo nội dung sau đây:
– Tổ chức chủ động lập bản báo cáo thể hiện được việc đánh giá tác động môi trường, văn bản này được gửi đến được Bộ Tài nguyên và Môi trường và được phê duyệt bởi cơ quan này;
– Những khu vực được xác định là địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) bắt buộc phải nằm trong các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải. Những địa điểm này được cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên xẽm ét và có quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;
– Bên cạnh đó, cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định đối với các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có);
– Đối với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại thì các công tình bảo vệ môi trường cần đáp ứng những yếu tố liên quan đến kỹ thuật và quy trình quản lý;
– Để đảm bảo sự an toàn thì trong suốt quá trình vận hành của phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại cũng phải đảm bảo yếu tố này;
– Chất thải nguy hiểm để xử lý hiệu quả tránh tình trạng rủi ro trên thực tế thì cần có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Trình bày rõ được kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; cá nhân lao động trong môi trường này cũng phải được lập nên kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; xét đến trường hợp sự cố xảy ra thì cần chuẩn bị sẵn kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; Cá nhân khi tham gia hoạt động này phải là người có chuyên môn nên không thể thiếu việc lập kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại;
– Tránh tình trạng ô nhiễm môi trường khi thực hiện xử lý chất thải thì cần có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và đồng thời cũng có hướng giải quyết để phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động;
Mở rộng vấn đề:
Một số trường hợp sau đây sẽ không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, bao gồm:
– Trong trường hợp chủ nguồn thải có hoạt động tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc có hành động thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
– Liên quan đến việc xửu lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm thì tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại không thuộc đối tượng cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
– Đối với cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).
2. Thủ tục cấp phép xử lý chất thải nguy hại:
2.1. Hồ sơ cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
Để có thể được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì việc chuẩn bị bộ hồ sơ cấp phép xử lý chất thải nguy hại là một phần quan trọng trong để hợp pháp hóa hoạt đọng này cũng như để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường khi tiến hành xử lý chất thải nguy hại. Hiện nay, hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Soạn thảo đơn đăng ký xử lý chất thải nguy hại. Mẫu đơn này được thực hiện theo mẫu quy định;
– Cần có thêm bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (báo cáo ĐTM): Báo cáo ĐTM đánh giá tác động của hoạt động xử lý chất thải nguy hại đến môi trường.
– Đồng thời, sẽ có thêm văn bản về quy hoạch thể hiện được nội dung quản lý và việc xử lý chất thải đã nhận được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
– Trong thực tế nếu được cấp phép xử lý chất thải nguy hiểm mà cần có sự tham gia từ các trạm trung chuyển chất thải nguy hiểm thì cần có thêm giấy tờ pháp lý cho trạm trung chuyển CTNH. Giaays tờ này được sử dụng để chứng minh trạm trung chuyển hoạt động hợp pháp và tuân thủ đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại
– Để được cơ quan có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép thì phải có thêm bản mô tả, hồ sơ theo mẫu cung cấp thông tin chi tiết. Mục đích của việc này là thể hiện được quy trình xử lý chất thải nguy hại, trang bị, công nghệ, và các biện pháp quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc xử lý chất thải.
– Nêu lên được kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH để cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Lưu ý rằng: Kế hoạch này phải được soạn thảo thành một quyển riêng và thể hiện được rõ những bước thực hiện thử nghiệm và đánh giá kết quả để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong quá trình xử lý chất thải
2.2. Thủ tục cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH) theo hướng dẫn của mục 2.1 bài viết này
Hồ sơ sẽ được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Hiện nay, Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường đang được đặt tại địa chỉ số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp phép thì có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 3. Tiến hành việc kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý CTNH:
Bộ Tài nguyên và môi trường sau khi nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH, trạm trung chuyển CTNH (nếu có), đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện cấp Giấy phép xử lý CTNH:
– Có hoạt động là thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý CTNH (thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan khác);
– Trong một số trường hợp cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan thì cần tổ chức thực hiện việc này để đảm bảo tính khách quan.
Nếu tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, phải thực hiện sửa đôi, bổ sung thì thì cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký hoàn thiện theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH theo mẫu sẵn.
Trường hợp quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.
Lưu ý: Thời hạn xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH: 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại phải đảm bảo về mặt công nghệ như thế nào?
Qúa trình xử lý chất thải nguy hại phải đặc biệt được lưu tâm vì tầm quan trọng cũng như những rủi ro mang lại đối với môi trường cũng như đời sống của con người. Một trong những yếu tố cần trú trọng đó là liên quan đến công nghệ được áp dụng trong hoạt động này. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại được ghi nhận sau:
– Thực hiện hoạt động lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để thuận lợi cho quá trình giám sát, quản lý đúng quy định;
– Đối với trường hợp phát sinh thêm nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, bắt buộc việc ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển phải diễn ra, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và đặc biệt sẽ không được phát sinh giao dịch là cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN/BTNMT 2019 Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu;
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường.