Trong quá trình thực hiện các hoạt động và giao dịch trong lĩnh vực điện lực, các bên có thể gặp phải các tranh chấp phát sinh. Khi đó, thủ tục giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực được thực hiện như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuẩn bị hồ sơ giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
- 2 2. Gửi hồ sơ giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
- 3 3. Thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
- 4 4. Nghiên cứu, xác minh vụ việc trong lĩnh vực điện lực:
- 5 5. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
- 6 6. Quyết định giải quyết vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
1. Chuẩn bị hồ sơ giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
Căn cứ Điều 13 Thông tư 40/2010/TT-BCT về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực, Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực;
+ Tên, địa chỉ và các thông tin có liên quan của các bên tranh chấp trong lĩnh vực điện lực;
+ Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp trong lĩnh vực điện lực;
+ Các yêu cầu của Bên yêu cầu giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực;
+ Giá trị bồi thường yêu cầu (nếu như có).
– Biên bản thương lượng hoặc hoà giải không thành hoặc tài liệu chứng minh tranh chấp không hòa giải được;
– Hợp đồng đối với tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ (Bản sao công chứng);
– Bản thoả thuận của các bên về việc đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp (Bản sao công chứng) (áp dụng đối với trường hợp Hợp đồng không có thoả thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp);
– Giấy phép hoạt động điện lực (Bản sao hợp lệ) (áp dụng đối với trường hợp Bên yêu cầu là Đơn vị điện lực);
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực là có căn cứ và hợp pháp (Bản sao hợp lệ);
– Cam kết về vụ việc tranh chấp chưa được gửi đến giải quyết tại Toà án hoặc tại Trọng tài thương mại.
2. Gửi hồ sơ giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
Một trong hai bên có tranh chấp trong lĩnh vực điện lực gửi hồ sơ yêu cầu giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực đã chuẩn bị trước nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng một trong các phương thức gửi hồ sơ sau:
– Nộp hồ sơ giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
– Nộp hồ sơ giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực điện lực thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực chính là Cục Điều tiết điện lực.
3. Thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực, Cục Điều tiết điện lực phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực và thông báo bằng văn bản cho Bên yêu cầu về việc thụ lý hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực không hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực phải thông báo bằng văn bản cho Bên yêu cầu đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày Cục Điều tiết điện lực thông báo về việc bổ sung hồ sơ. Trong trường hợp Bên yêu cầu có đề nghị gia hạn bổ sung hồ sơ bằng văn bản thì Cục Điều tiết điện lực có thể gia hạn bổ sung hồ sơ nhưng không được quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn bổ sung hồ sơ.
4. Nghiên cứu, xác minh vụ việc trong lĩnh vực điện lực:
– Phân công cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực, thông báo vụ việc cho Bên bị yêu cầu:
+ Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực hợp lệ thì Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phân công cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp.
+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực và gửi bản sao Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điệ lực, tài liệu kèm theo của Bên yêu cầu cho Bên bị yêu cầu.
– Giải trình của các bên:
+ Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực và các tài liệu kèm theo của Bên yêu cầu do Cục Điều tiết điện lực đã gửi đến, Bên bị yêu cầu phải gửi cho Cục Điều tiết điện lực về văn bản giải trình và các tài liệu chứng minh kèm theo.
+ Trường hợp cần gia hạn thời gian giải trình thì Bên bị yêu cầu phải thực hiện gửi văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực gia hạn, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá mười (10) ngày làm việc.
– Nghiên cứu hồ sơ, xác minh vụ việc:
+ Cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực trên cơ sở Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, các tài liệu, chứng cứ kèm theo và văn bản giải trình của các bên.
+ Cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực có quyền xem xét, kiểm tra tại hiện trường; gặp các bên để nghe các bên trình bày về ý kiến; phải lập Biên bản ghi rõ về thời gian, địa điểm, họ tên, địa chỉ các bên, nội dung xác minh, ý kiến trình bày của tất cả các bên; phải đọc lại Biên bản cho các bên nghe và yêu cầu các bên cùng ký vào Biên bản.
+ Kết thúc quá trình nghiên cứu hồ sơ, xác minh vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực, cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp phải báo cáo lên Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản. Trong đó, phải tóm tắt về nội dung vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực, nêu rõ các tình tiết, chứng cứ đã được xác minh và kiến nghị phương án giải quyết.
– Trưng cầu giám định:
+ Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực có quyền ra quyết định trưng cầu giám định theo đề nghị của một bên hoặc các bên trong tranh chấp ở trong lĩnh vực điện lực.
+ Bên đề nghị trưng cầu giám định phải nộp các chi phí giám định. Trường hợp các bên đề nghị giám định thì phải cùng nộp chi phí giám định.
– Thời hạn nghiên cứu, xác minh vụ việc: Thời hạn nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực là ba (03) tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực hợp lệ. Đối với vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
– Kể từ ngày kết thúc nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực, trong thời hạn 30 ngày phải tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.
– Trong thời giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực nêu trên, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện mở phiên họp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực.
– Giấy mời các bên tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực phải được gửi chậm nhất mười lăm (15) ngày trước ngày tổ chức phiên họp.
6. Quyết định giải quyết vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực điện lực:
– Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm ra Quyết định giải quyết tranh chấp.
– Quyết định giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực điện lực phải được gửi cho Bên yêu cầu và Bên bị yêu cầu trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 40/2010/TT-BCT về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực.