Hiện nay, theo quy định của pháp luật có một số trường hợp cá nhân không thể tự mình tham gia thực hiện một số công việc hay giao dịch. Vậy nên lúc này cần có người giám hộ, vậy mẫu tờ khai và thủ tục đăng ký giám sát giám hộ mới nhất được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đăng ký giám sát giám hộ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ
Kính gửi: (1)……….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………….
Nơi cư trú: (2) ………
Giấy tờ tùy thân: (3) ………….
Đề nghị cơ quan đăng ký việc giám hộ giữa những người có tên dưới đây:
Người giám hộ:
Họ, chữ đệm, tên: …………..
Ngày, tháng, năm sinh:………….
Giới tính: ……….Dân tộc:…… Quốc tịch: ……..
Nơi cư trú: (2)……….
Giấy tờ tùy thân: (3)……….
Người được giám hộ:
Họ, chữ đệm, tên: ………..
Ngày, tháng, năm sinh: ……..
Giới tính: ……..Dân tộc:……… Quốc tịch: ….
Nơi cư trú: (2) …..
Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (3)………
Lý do đăng ký giám hộ: ………..
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: …… , ngày ……… tháng …….. năm …
Đề nghị cấp bản sao(4): Có , Không
Số lượng:…….bản
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ.
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014).
(4) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Hướng dẫn cách viết tờ khai đăng ký giám hộ:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký chấm dứt giám hộ.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú
– Nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú
– Nếu không có cả hai nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Ví dụ: SN 90 Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế. Nêu rõ số, ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp.
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 5/2/2011
(4) Ghi tên cơ quan đăng ký giám hộ trước đây.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2. Thủ tục đăng ký giám sát giám hộ mới nhất:
Khi làm thủ tục đăng ký giám hộ cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ tài liệu đó là:
– Nếu nộp trực thiếp thì cần có Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu
– Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký giám hộ ( Nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến);
– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ thực hiện việc nộp (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau:
+ Văn bản cử người giám hộ theo quy định đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
+ Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Nếu có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp kèm theo
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần công chứng, chứng thực.
Ngoài ra còn phải xuất trình một số giấy tờ về nhân thân, cư trú như sau:
– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ cần xuất trình hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng. Nếu nộp trực tuyến thì nếu các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì hệ thống sẽ tự điền.
– Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân.
– Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ:
Căn cứ Điều 19, Điều 20, Điều 21
Quy trình đăng ký giám hộ:
Bước 1: Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ gồm những giấy tờ, tài liệu đã nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu:
– Đối với giấy tờ nộp, xuất trình nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp:
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu.
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch.
– Đối với giấy tờ gửi kèm theo nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến:
+ Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ đăng ký giám hộ trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung.
+ Khi đến cơ quan đăng ký hộ tịch nhận kết quả người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp bản chính các giấy tờ là thành phần hồ sơ đăng ký giám hộ theo quy định và xuất trình kèm theo các giấy tờ tùy thân.
Lưu ý: Đối với trường hợp người yêu cầu đăng ký giám hộ không cung cấp được giấy tờ nêu trên hoặc giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký giám hộ.
– Đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên:
Bước 1: Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định. Nếu có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Sau đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
3. Quy định của pháp luật về giám hộ:
Căn cứ Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được người có năng lực hành vi dân sự đây đủ lựa chọn làm người giám hộ để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những đối tượng sau:
+ Người chưa thành niên
+ Người mất năng lực hành vi dân sự
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trường hợp này thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
– Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Như vây, người giám hộ bao gồm các đối tượng: Do luật quy định, Do Ủy ban nhân dân cấp xã cử, Do Tòa án chỉ định, Do người được giám hộ lựa chọn khi người này có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó cá nhân làm người giám hộ phải đáp ứng những điều kiện như sau:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
+ Có tư cách đạo đức tốt và điều kiện cần thiết
+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án nhưng chưa xóa án tích về các Tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản người khác
+ Không bị Tòa tuyên bố hạn chế quyền với con chưa thành niên
– Pháp nhân là người giám hộ: Có năng lực dân sự phù hợp, có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ người giám hộ.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP