Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 01/07/2023 thì mức chuẩn trợ cấp cho người có công với cách mạng sẽ được tăng lên. Những đối tượng sau được tăng tiền trợ cấp ưu đãi người có công:
Mục lục bài viết
- 1 1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và thân nhân:
- 2 2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và thân nhân:
- 3 3. Thân nhân liệt sĩ:
- 4 4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
- 5 5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến:
- 6 6. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B và thân nhân:
- 7 7. Bệnh binh và thân nhân:
- 8 8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và thân nhân:
- 9 9. Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày:
- 10 10. Người có công giúp đỡ cách mạng:
- 11 11. Trợ cấp ưu đãi hằng tháng khi theo học tại những cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học:
1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và thân nhân:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945:
+ Diện thoát ly: Tăng từ 1.815.000 đồng lên 2.297.000 đồng (tăng 482.000 đồng).
+ Diện không thoát ly: Tăng từ 3.081.000 đồng lên 3.899.000 đồng (tăng 818.000 đồng).
– Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 từ trần:
+ Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, bị khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 482.000 đồng).
+ Vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: Tăng từ 1.299.000 đồng lên 1.644.000 đồng (tăng 345.000 đồng).
2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và thân nhân:
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Tăng từ 1.679.000 đồng lên 2.125.000 đồng (tăng 446.000 đồng).
– Thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần:
+ Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Tăng từ 911.000 đồng lên 1.153.000 đồng (tăng 242.000 đồng).
++ Vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: Tăng từ 1.299.000 đồng lên 1.644.000 đồng (tăng 345.000 đồng).
3. Thân nhân liệt sĩ:
– Thân nhân của 01 liệt sĩ: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
– Thân nhân của 02 liệt sĩ: Tăng từ 3.248.000 đồng lên 4.110.000 đồng (tăng 862.000 đồng).
– Thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên: Tăng từ 4.872.000 đồng lên 6.165.000 đồng (tăng 1.293.000 đồng).
– Cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ sống cô đơn; con của liệt sĩ nhưng chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng: Tăng từ 1.299.000 đồng lên 1.644.000 đồng (tăng 345.000 đồng).
– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc có chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc người này vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ khi còn sống: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Tăng từ 4.872.000 đồng lên 6.165.000 đồng (tăng 1.293.000 đồng).
– Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình: tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến:
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: tăng từ 1.361.000 đồng lên 1.722.000 đồng (tăng 361.000 đồng).
6. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B và thân nhân:
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B:
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: căn cứ theo phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.
+ Thương binh loại B: căn cứ theo phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.
+ Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên ở gia đình: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
++ Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng ở gia đình: Tăng từ 2.086.000 đồng lên 2.640.000 đồng (tăng 554.000 đồng).
– Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo đúng các quy định tại khoản 2 Điều 169 của
+ Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo đúng các quy định tại khoản 2 Điều 169 của
7. Bệnh binh và thân nhân:
– Bệnh binh:
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% – 50%: tăng từ 1.695.000 đồng lên 2.145.000 đồng (tăng 450.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 51% – 60%: tăng từ 2.112.000 đồng lên 2.673.000 (tăng 561.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% – 70%: tăng từ 2.692.000 đồng lên 3.406.000 đồng (tăng 714.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71% – 80%: tăng từ 3.103.000 đồng lên 3.927.000 đồng (tăng 824.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% – 90%: tăng từ 3.714.000 đồng lên 4.700.000 đồng (tăng 986.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 91% – 100%: tăng từ 4.137.000 đồng lên 5.235.000 đồng (tăng 1.098.000 đồng).
+ Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
+ Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng: tăng từ 2.086.000 đồng lên 2.640.000 đồng (tăng 554.000 đồng).
– Thân nhân của bệnh binh:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo đúng ácc quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động hiện hành, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Tăng từ 911.000 đồng lên 1.153.000 đồng (tăng 242.000 đồng).
+ Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo đúng các quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động hiện hành sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: Tăng từ 1.299.000 đồng lên 1.644.000 đồng (tăng 345.000 đồng).
8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và thân nhân:
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% – 40%: Tăng từ 1.234.000 đồng lên 1.562.000 đồng (tăng 328.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% – 60%: Tăng từ 2.062.000 đồng lên 2.610.000 đồng (tăng 548.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% – 80%: Tăng từ 2.891.000 đồng lên 3.658.000 đồng (tăng 767.000 đồng).
+ Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: Tăng từ 3.703.000 đồng lên 4.685.000 đồng (tăng 982.000 đồng).
+ Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
– Thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo đúng các quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động hiện hành, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Tăng từ 911.000 đồng lên 1.153.000 đồng (tăng 242.000 đồng).
+ Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo đúng các quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động hiện hành sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu vẫn còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: Tăng từ 1.299.000 đồng lên 1.644.000 đồng (tăng 345.000 đồng).
+ Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%: Tăng từ 974.000 đồng lên 1.233.000 đồng (tăng 259.000 đồng).
+ Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
9. Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày:
Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày: Tăng từ 974.000 đồng lên 1.233.000 đồng (tăng 259.000 đồng).
10. Người có công giúp đỡ cách mạng:
– Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc được Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được hưởng trợ cấp hằng tháng: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng).
– Người được tặng hoặc là người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến được hưởng trợ cấp hằng tháng: Tăng từ 955.000 đồng lên 1.208.000 đồng (tăng 253.000 đồng).
– Trường hợp người được tặng hoặc người ở trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc được Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người được tặng hoặc là người ở trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến sống cô đơn thì được hưởng thêm khoản trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: Tăng từ 1.299.000 đồng lên 1.644.000 đồng (tăng 345.000 đồng).
11. Trợ cấp ưu đãi hằng tháng khi theo học tại những cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người mà được hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của những người mà hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của những người mà hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thân nhân của liệt sĩ; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của người thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, con của bệnh binh, con của những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên: Tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 431.000 đồng)
– Con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 60%; con của bệnh binh mà đang có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; con của người mà hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 60%: Tăng từ 815.000 đồng lên 1.031.000 đồng (tăng 216.000 đồng).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 55/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP về mức hưởng trợ cấp người có công.
– Nghị định 75/2021/NĐ-CP mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.