Một trong những chế định thể hiện rõ nét quyền con người được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 đó chính là phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng được coi là hợp pháp và không phải là tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Phòng vệ chính đáng có bị coi là tội phạm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật hình sự năm 2015, có quy định về phòng vệ chính đáng, cụ thể như sau:
– Phòng vệ chính đáng được xem là hành vi của người xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, của các cơ quan tổ chức trong xã hội mà đã thực hiện hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nêu trên;
– Phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm.
Như vậy có thể nói, phòng vệ chính đáng là hành vi của con người, chống trả nhằm ngăn chặn một hành vi trái pháp luật khác để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của cơ quan tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, của người khác. Hành vi chống trả lại hành vi tấn công trái pháp luật để bảo vệ lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích của bản thân xét về mặt khoa học là hành vi cần thiết và có ích cho xã hội vì nó có tác dụng ngăn chặn và đầy lùi hoặc loại bỏ sự nguy hiểm cho xã hội. Hành động trong phòng vệ chính đáng do không có lỗi nên hành vi gây thiệt hại không bị coi là có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Người phòng vệ chính đáng thực hiện hành vi chống trả và gây thiệt hại “cần thiết” cho người có hành vi tấn công để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc của người khác là việc thực hiện quyền của con người, và thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với nhà nước và xã hội. Hành vi phòng vệ chính đáng mặc dù có tính gây thiệt hại, song vẫn được nhà nước và xã hội coi là hành vi cần thiết và hợp pháp. Vì vậy theo như phân tích nêu trên, Điều 22 của Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Tuy nhiên trên thực tế, nếu như các cá nhân trong xã hội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người thực hiện hành vi đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về vượt qua giới hạn của phòng vệ chính đáng tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó thì có thể nói, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xem là khái niệm để chỉ hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết và không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trên thực tế.
2. Quy định về nội dung của quyền phòng vệ chính đáng:
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, thì phòng vệ chính đáng được xem là hành vi của người xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, của các cơ quan tổ chức trong xã hội mà đã thực hiện hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nêu trên. Như vậy, hành vi chống trả của người phòng vệ chính đáng phải chống trả lại chính người có hành vi tấn công. Bởi vì, chỉ có như vậy, hành vi của người phòng vệ mới có giúp đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn cũng như có khả năng loại bỏ sự tấn công gây thiệt hại cho xã hội. Hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người có hành vi tấn công, có thể gây thiệt hại cho người tấn công để ngăn chặn sự tấn công bất hợp pháp. Thiệt hại mà người phòng vệ chính đáng gây ra cho người tấn công có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tự do của người tấn công hoặc thiệt hại về tài sản (là công cụ) mà người có hành tấn công sử dụng để thực hiện tội phạm. Sự chống trả gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công là để ngăn chăn, đẩy lùi hoặc loại bỏ hành vi tấn công để bảo vệ lợi ích của mình, của nhà nước, tổ chức hoặc người khác.
Trong trường hợp, người phòng vệ khi chống lại sự tấn công mà gây thiệt hại cho người thứ 03, thì vấn đề gây thiệt hại này không được coi là phòng về chính đáng. Bởi một trong các mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vì đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp, cho nên người phòng về phải ngăn chặn chinh nguồn nguy hiểm là hành vi của chính người đang có hành vi xâm hại. Việc gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp này không đạt giúp được mục đích của phòng vệ chính nên không được coi là phòng vệ chính đáng.
Ví dụ: A thường xuyên bị B chửi bới, gây gỗ, đánh đập. A không đánh lại B nên quay sang đánh con của B thì hành vi của A không được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Thực tế hành vi phòng vệ chính đáng phần lớn là hành vi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phòng vệ bằng cách gây thiệt hại cho người xâm hại lợi ích của người phòng vệ. Người phòng vệ bằng hành động của mình gây thiệt hại cho người thứ 03 (người khác) thực chất là xâm phạm lợi ích của người khác. Đây là hành vi trái pháp luật và nều hành vi đó có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thi người thực hiện hành vi trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm hình sự giống như các trường hợp phạm tội thông thường.
3. Ý nghĩa của chế định phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng là một chế định pháp lý thể hiện quyền của công dân, là một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Việc quy định chế định phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự năm 2015 Việt Nam có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, chế định phòng vệ chính đáng là căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho công dân tự bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, của co quan, tổ chức và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chính bản thân mình. Chế định phòng vệ chính đáng tạo cơ sở pháp lý để mọi người chủ động, tích cực bảo vệ lợi ích của Nhà nước, công dân và xã hội.
Thứ hai, chế định phòng vệ chính đáng là căn cứ pháp lý quan trọng góp phần khuyến khích, động viên mọi công dân dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân, góp phần giữ gìn, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn, đẩy lùi, loại bỏ những hành vi nguy hiểm cho xã hôi.
Thứ ba, chế định phòng vệ chính đáng góp phần thực hiện tốt các chính sách nhân đạo của nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, thể hiện nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ các quyền con người, quyền của công dân đồng thời khơi dậy, tạo điều kiện cho công dân phát huy quyền làm chủ trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trấn áp những hành vi nguy hiểm, duy trì kỷ cương xã hội.
Thứ tự, chế định phòng vệ chính đáng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định được ranh giới giữa hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội với hành vi phòng vệ chính đáng, hành vi hợp pháp được Nhà nước và pháp luật cho phép, khuyến khích góp phần ngăn chặn tôi phạm bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức và cá nhân. Bản chất của chế định phòng vệ chính đáng là góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân đồng thời khuyến khích công dân tích cực phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Thứ năm, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo – là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật hình sự năm 2015. Một trong những biểu hiện của tính nhân đạo thể hiện là việc ghi nhận phòng vệ chính đáng là quyền của công dân. Vì là quyên nên công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trong trường hợp phòng vệ chính đáng. Tức là dù gây thiệt hại cho người khác nhưng người người phòng vệ chính đáng bị coi là tội, không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này góp phần nâng cao ý thức cộng đồng. giúp cho con người có ý thức hơn với lợi ích chung của xã hội
Với ý nghĩa hết sức quan trong của phong vệ chính đang, thì việc quy định chế định này trong Bộ luật hình sự là cần thiết, tạo hành lang pháp việc tôn trọng và bảo vệ quyền của công dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).