Khu chế xuất được xem là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ phục vụ cho quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc khu chế xuất có được xem là khu phi thuế quan hay không?
Mục lục bài viết
1. Khu chế xuất có được xem là khu phi thuế quan không?
Khu chế xuất từ trước đến nay đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khu chế xuất thu hút vốn đầu tư lớn từ nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên lãnh thổ của Việt Nam, bên cạnh đó thì khu chế xuất còn giúp cho thị trường lao động trong nước được chuyên môn hóa và tập trung khai thác tối đa ưu điểm để tạo ra nhiều lĩnh vực xuất khẩu sang nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh và đồng thời phát triển mạnh về kinh tế, xóa đói giảm nghèo … Mặc dù đóng vai trò quan trọng là vậy, tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Khu chế xuất có được xem là khu phi thuế quan hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về xuất khẩu và nhập khẩu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu năm 2016 có quy định về khu phi thuế quan. Theo đó thì khu phi thuế quan là khái niệm để chỉ một khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khu kinh tế này được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và có ranh giới địa lý cụ thể ngăn cách với khu vực bên trong và khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm cho quá trình phát triển phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra và giám sát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan khác có thẩm quyền liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa, phương tiện và hành khách xuất cảnh nhập cảnh, quan hệ mua bán và trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài được xác định là quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu.
Bên cạnh đó, có thể thấy, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có đưa ra khái niệm về khu chế xuất. Theo đó thì khu chế xuất là khái niệm để chỉ khu công nghiệp chuyên sản xuất các loại hàng hóa xuất khẩu và chuyên cung ứng các loại dịch vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, khu công nghiệp này được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào giống với khu phi thuế quan được quy định tại Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu theo như phân tích nêu trên.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Thông tư số
– Hàng hóa chuyển khẩu hoặc những loại hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các loại hàng hóa tạm nhập khẩu hoặc tạm xuất khẩu, các loại hàng hóa tái xuất khẩu và tái nhập khẩu, các nguyên vật liệu và các vật tư nhập khẩu để phục vụ cho quá trình sản xuất và gia công hàng hóa xuất khẩu phù hợp với hợp đồng sản xuất và gia công xuất khẩu được ký kết với bên nước ngoài;
– Hàng hóa và dịch vụ được mua bán và giao dịch giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và các khu thuế quan với nhau;
– Khu phi thuế quan bao gồm: Khu chế xuất, các doanh nghiệp chế xuất, các kho bảo quản chế và các khu bảo quản thuế được thành lập theo quy định của pháp luật, các khu kinh tế thương mại đặc biệt và các khu thương mại công nghệ, các khu kinh tế thuộc khu vực khác được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật và được hưởng các loại ưu đãi thuế giống như khu phi thuế quan, quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với bên ngoài được xem là quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu;
– Hồ sơ và thủ tục để xác định cũng như thực hiện hoạt động xử lý không thu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy có thể nói, theo phân tích nêu trên thì có thể nhận định, khu chế xuất cũng được xem là khu phi thuế quan.
2. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong khu chế xuất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật đầu tư năm 2022, có quy định về thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong các khu chế xuất. Theo đó thì thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong các khu chế xuất sẽ thuộc thẩm quyền chấp thuận của chủ thể có thẩm quyền đó là Ban quản lý khu chế xuất. Cụ thể như sau:
Bước 1: Các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp cho chủ thể có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, bao gồm những tài liệu cơ bản sau:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo mẫu do pháp luật quy định;
– Báo cáo tiến hành hoạt động triển khai dự án đầu tư tính đến thời điểm điều chỉnh dự án đầu tư trong khu chế xuất;
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư áp dụng đối với những nhà đầu tư là tổ chức;
– Giải trình hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến quá trình điều chỉnh dự án đầu tư trong khu chế xuất.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ thể có thẩm quyền đó là Ban quản lý khu chế xuất sẽ gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, để có thể lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư trong khu chế xuất.
Bước 3: Trong khoảng thời hạn 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì các cơ quan được lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án đầu tư trong khu chế xuất cần phải đưa ra quan điểm trong phạm vi quản lý của mình. Và trong khoảng thời hạn 25 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ thể có thẩm quyền đó là Ban quản lý khu chế xuất sẽ ra quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư sẽ được gửi cho các nhà đầu tư và các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động thực hiện dự án đầu tư trong khu chế xuất đó.
3. Các hoạt động được phép đầu tư trong khu chế xuất:
Cụ thể theo Điều 62 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, có quy định về những hoạt động mà các nhà đầu tư được thực hiện trong khu chế xuất như sau:
– Tiến hành hoạt động thuê hoặc mua các nhà xưởng, thuê hoặc mua các văn phòng và kho bãi đã xây dựng để phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh;
– Sử dụng có trả tiền đối với các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình dịch vụ, trong đó bao gồm: Hệ thống đường giao thông và cấp thoát nước theo quy định của pháp luật, hệ thống thông tin liên lạc và xử lý nước thải, hệ thống xử lý chất thải và các công trình dịch vụ tiện ích công cộng khác;
– Chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiến hành thủ tục thuê đất hoặc thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật để phục vụ cho quá trình xây dựng các nhà xưởng và các công trình khác trong quá trình sản xuất và kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản;
– Được quyền cho thuê hoặc cho thuê lại các nhà xưởng và các công trình xây dựng khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản;
– Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
– Luật Đầu tư năm 2022;
– Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Thông tư số
– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.