Hiện tại, mức độ tiêu thụ và kinh doanh rượu trên lãnh thổ của Việt Nam được đánh giá cao so với các quốc gia khác. Rượu được xem là thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của con người, vì vậy nó được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh rượu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh rượu:
- 1.1 1.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp:
- 1.2 1.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
- 1.3 1.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại:
- 1.4 1.4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
- 2 2. Doanh nghiệp kinh doanh rượu cần phải đáp ứng điều kiện gì?
- 3 3. Nguyên tắc trong quá trình kinh doanh rượu của các doanh nghiệp:
1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh rượu:
Kinh doanh hiệu được xác định là loại hình đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các tổ chức và cá nhân thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu nhằm nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: Phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ
1.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp, cụ thể như sau:
– Được quyền bán rượu cho các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp hoặc thông qua các công ty thành viên, bán rượu thông qua các chi nhánh trực thuộc cho các thương nhân có giấy phép phân phối rượu và bán buôn rượu, các thương nhân có giấy phép bán lẻ rượu hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ và các thương nhân mua rượu để thực hiện hoạt động sản xuất;
– Được trực tiếp bán lẻ liệu hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với các loại rượu do chính cơ sở mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
– Được quyền mua rượu trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để tiến hành hoạt động sản xuất rượu thành phẩm;
– Được quên mua rượu của các tổ chức hoặc cá nhân sản xuất rượu thủ công để thực hiện thủ tục chế biến lại;
– Cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa, tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường;
– Phải thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận, cụ thể như sau:
– Được quyền bán rượu do cơ sở mình sản xuất cho các thương nhân khác có giấy phép phân phối rượu, cho các thương nhân bán buôn hoặc bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc các thương nhân mua rượu để thực hiện hoạt động xuất khẩu;
– Được quyền trực tiếp bán lẻ rượu hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với các sản phẩm do mình sản xuất trực tiếp tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân,
– Phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất rượu của cơ sở;
– Còn phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
– Được quyền mua rượu của các chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân sản xuất rượu thủ công để tiến hành hoạt động chế biến lại tại cơ sở của mình.
1.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Không bắt buộc và công bố chất lượng hàng hóa và dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định của pháp luật;
– Trong quá trình vận chuyển rượu đến nơi tiêu thụ thì các tổ chức và cá nhân cần phải xuất trình các loại giấy tờ có liên quan, cần phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra;
– Đăng ký sản xuất rượu thủ công với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất rượu của cơ sở mình;
– Không được bán rượu cho các tổ chức hoặc cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.
1.4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về quyền và nghĩa vụ của các thương nhân phân phối và bán lẻ, thương nhân bán buôn rượu và thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ, cụ thể như sau:
– Có quên mua rượu từ các thương nhân sản xuất trong nước hoặc các thương nhân phân phối rượu, các thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung được ghi nhận trong giấy phép;
– Bán rượu cho các thương nhân mua rượu để thực hiện hoạt động xuất khẩu;
– Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
– Phải mua bán rượu có nguồn gốc hợp pháp, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
– Phải niêm yết bản sao giấy tờ hợp lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của các thương nhân, và chỉ được mua bán rượu theo nội dung được ghi nhận trong giấy phép đã cấp trước đó.
2. Doanh nghiệp kinh doanh rượu cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 12 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định doanh nghiệp kinh doanh rượu cần đáp ứng các điều kiện như sau:
– Đó phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Phải có hệ thống bán buôn và bán lẻ rượu trên phạm vi các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất một thương nhân tiến hành hoạt động bán lẻ rượu, trong trường hợp doanh nghiệp muốn xin cấp giấy phép mà có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để tiến hành hoạt động kinh doanh rượu thì sẽ không cần phải có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu;
– Phải có văn bản giới thiệu hoặc có hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa các bên của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
3. Nguyên tắc trong quá trình kinh doanh rượu của các doanh nghiệp:
Trong quá trình kinh doanh rượu thì các doanh nghiệp cần phải tuân thủ được các nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc quản lý rượu. Có thể nói, kinh doanh rượu thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy các tổ chức và cá nhân kinh doanh rượu sẽ phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các tổ chức và cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp thực hiện hoạt động chế biến lại thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chất lượng và an toàn thực phẩm, bởi vì về bản chất thì rượu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, vì vậy cần phải đáp ứng được điều kiện về an toàn thực phẩm. Tính đến nay, thì rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những thủ tục này phải được cơ quan phê duyệt trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Đối với những sản phẩm rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì phải được công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm;
– Dán tem và ghi nhãn hàng hóa rõ ràng. Rượu sản xuất đến tiêu thụ trong lãnh thổ của Việt Nam và các loại rượu nhập khẩu đều phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa đầy đủ. Đối với rượu bán thành phẩm nhập khẩu thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.