Việc đầu tư sản xuất và kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, khi đáp ứng được các điều kiện đó và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì các chủ thể mới được tiến hành hoạt động kinh doanh. Vậy, hoạt động bán buôn và bán lẻ rượu có cần phải xin cấp phép hay không?
Mục lục bài viết
1. Bán buôn, bán lẻ rượu có cần phải xin cấp phép không?
Hoạt động bán buôn và bán lẻ rượu là một trong những hoạt động kinh doanh có điều kiện và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Các cơ sở kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh dựa trên thực tế cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia;
– Thương nhân tiến hành hoạt động sản xuất rượu công nghiệp, thực hiện quá trình sản xuất rượu công nghiệp nhầm mục đích kinh doanh hoặc phân phối rượu trên thị trường, tiến hành hoạt động bán buôn rượu hoặc bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên sẽ cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với những thương nhân bán rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc các thương nhân kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5.5 độ sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng cấp quận huyện, những đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất rượu thủ công có nồng độ cồn từ 5.5 độ trở lên để bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu thực hiện hoạt động chế biến thì phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất rượu đó;
– Trong quá trình phân phối, trong quá trình bán buôn và bán lẻ rượu thì các thương nhân cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, bên cạnh đó cũng cần phải tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy. Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì các thương nhân cũng cần phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
Theo điều luật nêu trên thì có thể thấy, kinh doanh rượu là một trong những ngành nghề kinh doanh và đầu tư có điều kiện, các thương nhân buôn bán rượu trên 5.5 độ phải có giấy phép theo quy định của pháp luật. Với những trường hợp bán buôn rượu dưới 5.5 độ thì sẽ không bắt buộc phải có giấy phép. Đồng thời trong quá trình bán buôn rượu thì các thương nhân cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, tuân thủ quy định về phòng cháy và chữa cháy.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép bán buôn và bán lẻ rượu. Theo đó thì, cơ quan nhà nước sau đây sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn và bán lẻ rượu trên thực tế:
– Bộ công thương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đối với những cơ sở có quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên, Bộ công thương cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phân phối rượu cho các cơ sở;
– Sở công thương được xác định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp với những cơ sở có quy mô dưới 3 triệu lít/năm, Sở công thương cũng được xác định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn rượu trên phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
– Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận huyện sẽ được xác định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, và có thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn mà mình quản lý;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì cũng sẽ có thẩm quyền cấp sửa đổi hoặc bổ sung hoặc cấp lại giấy phép đó.
Như vậy có thể nói, Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận huyện sẽ được xác định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn và bán lẻ rượu cho các chủ thể trên thực tế. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về thủ tục xin cấp giấy phép bán buôn và bán lẻ rượu. Thủ tục này sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Thương nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những thương nhân có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo phân tích nêu trên hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xem xét hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ, xem xét điều kiện để cấp giấy phép cho thương nhân. Trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, thì trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có văn bản yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định.
Bước 3: Trả kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Điều kiện xin cấp giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu:
Bán buôn và bán lẻ rượu được xác định là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên, để được cấp giấy phép thì cần phải đáp ứng được những điều kiện luật định. Những điều kiện có thể kể đến để được cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu như sau:
– Đó phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Phải có hệ thống bán buôn và bán lẻ rượu trên phạm vi các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất một thương nhân tiến hành hoạt động bán lẻ rượu, trong trường hợp doanh nghiệp muốn xin cấp giấy phép mà có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để tiến hành hoạt động kinh doanh rượu thì sẽ không cần phải có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu;
– Phải có văn bản giới thiệu hoặc có hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa các bên của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
Bên cạnh đó, thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép bán buôn và bán lẻ rượu bao gồm:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép bán buôn và bán lẻ dựa theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản sao của hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mượn hoặc các loại tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán buôn và bán lẻ rượu;
– Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của các thương nhân sản xuất rượu, của các thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác;
– Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm;
– Bản cam kết do thương nhân tự soạn, trong bản cam kết đó phải nêu rõ nội dung thường dân đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh và đầy đủ các yêu cầu về điều kiện phòng cháy chữa cháy, quy định về bảo vệ môi trường tại các địa điểm bán buôn và bán lẻ rượu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.