Đăng kiểm xe là một trong những hoạt động cần thiết và bắt buộc đối với các loại xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ. Vậy, đăng kiểm xe không chính chủ khi áp dụng biển số định danh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đăng kiểm xe không chính chủ khi áp dụng biển định danh?
Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về đăng kiểm xe không chính chủ áp dụng đối với biển số xe định danh. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), có quy định về các loại giấy tờ cần thiết khi lập hồ sơ phương tiện và kiểm định phương tiện, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong quá trình lập hồ sơ phương tiện, các đối tượng được xác định là chủ xe sẽ phải khai báo thông tin với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ sau đây để tiến hành hoạt động lập hồ sơ phương tiện, trừ những trường hợp thực hiện thủ tục kiểm định lần đầu để xin cấp giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày, bao gồm:
– Xuất trình các loại giấy tờ về đăng ký xe trong đó bao gồm bản chính của giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, hoặc bản chính của giấy biên nhận tạm giữ bản chính giấy đăng ký xe (có kèm theo bản sao của giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền) đang thực hiện thủ tục thế chấp tại các tổ chức tín dụng hoặc các ngân hàng, hoặc bản sao của giấy đăng ký xe có xác nhận của các tổ chức có thẩm quyền cho thuê tài chính (kèm theo bản sao của giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền), hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe theo quy định của pháp luật;
– Bản sao của phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với những loại xe được xác định là các phương tiện cơ giới sản xuất và lắp ráp trong lãnh thổ của Việt Nam, ngoại trừ các loại xe cơ giới thanh lý;
– Bản chính của giấy chứng nhận chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới trong quá trình cải tạo được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp các phương tiện xe cơ giới mới cải tạo;
– Bản cà số khung hoặc số động cơ của các loại phương tiện đối với trường hợp phương tiện cơ giới thuộc những đối tượng được miễn kiểm định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Bản khai báo thông tin đối với các thông tin cần thiết theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Thứ hai, kiểm định phương tiện. Khi đưa các phương tiện được xác định là xe cơ giới đến các đơn vị có thẩm quyền đăng kiểm để thực hiện thủ tục kiểm định theo quy định của pháp luật thì chủ phương tiện cần phải suất trình toàn bộ các loại giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ tùy thân của chủ phương tiện;
– Thông tin về tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình và camera đối với các phương tiện được xác định là xe cơ giới thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải lắp đặt các thiết bị giám sát camera hành trình;
– Bản khai báo về việc kinh doanh vận tải theo mẫu do pháp luật quy định.
Như vậy thì có thể nói, khi thực hiện thủ tục đăng kiểm theo quy định của pháp luật thì chủ phương tiện cần phải xuất trình giấy tờ về đăng ký xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ phương tiện phải cung cấp các loại giấy tờ như: Bản chính của giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc giấy chứng nhận tạm giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, giấy hẹn giấy đăng ký theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, hồ sơ phương tiện cần phải xuất trình về đăng ký xe không cần yêu cầu giấy tờ xe chính chủ. Vì thế cho nên khi đến hạn, chủ phương tiện hoàn toàn có thể đi đăng kiểm xe không chính chủ khi áp dụng biển số xe định.
2. Trình tự và thủ tục đăng kiểm xe không chính chủ áp dụng biển định danh:
Theo phân tích ở trên thì khi đến hạn, chủ phương tiện xe hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng kiểm xe không chính chủ áp dụng đối với biển số xe định danh. Tuy nhiên, trình tự và thủ tục đăng kiểm xe không chính chủ cũng cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cần phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Chủ xe có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng kiểm cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng kiểm xe ô tô để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ tùy thân của chủ phương tiện như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, cần phải mang theo bản chính để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục đối chiếu;
– Hộ khẩu của chủ xe, cần phải mang theo bản chính để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục đối chiếu;
– Giấy tờ xe gốc bao gồm đăng ký xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoá đơn giá trị gia tăng, giấy xuất xưởng, giấy chứng nhận chất lượng xe;
– Cà số khung xe và số máy, các loại giấy tờ liên quan đến thuế trước bạ theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự và tờ khai đăng kiểm xe theo mẫu do pháp luật quy định.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ nêu trên thì sẽ mang hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng kiểm. Các đơn vị có thẩm quyền đăng kiểm sau khi tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu với các dữ liệu quản lý thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục kiểm tra và đánh giá tình trạng an toàn kĩ thuật, và đánh giá tình trạng bảo vệ môi trường của các phương tiện xe cơ giới. Nếu như xét thấy các phương tiện ô tô đạt yêu cầu đề kiểm định thì các đơn vị đăng kiểm sẽ thực hiện thủ tục thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Trong trường hợp xe có khuyết tật thì chủ phương tiện sẽ được thông báo để sửa chữa theo tiêu chuẩn nhất định.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo trì đường bộ. Đối với các phương tiện ô tô đạt tiêu chuẩn đăng kiểm thì nhân viên đăng kiểm xe đọc biển số để các chủ phương tiện đóng phí bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật. Sau đó, tiến hành hoạt động dán tem đăng kiểm mới. Đối với các loại xe xét thấy đó đầy đủ tiêu chuẩn đăng kiểm và chủ xe đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được dán tem đăng kiểm mới. Các đơn vị đăng kiểm sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kiểm và xe đó sẽ được phép lưu thông.
3. Trách nhiệm của chủ phương tiện trong đăng kiểm xe cơ giới:
Theo quy định tại Điều 13 của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) có quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện, cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ kiểm định theo quy định của pháp luật thì các đối tượng được xác định là chủ phương tiện rất là có trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa sao cho đảm bảo tình trạng kĩ thuật của phương tiện đó, các đối tượng được xác định là chỗ phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đưa phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường tham gia giao thông đường bộ;
– Không được cho thuê hoặc mượn linh kiện đối với các phương tiện xe cơ giới nhằm mục đích đối phó để đạt yêu cầu khi đi kiểm định tại các cơ quan có thẩm quyền, không được làm giả hoặc tẩy xóa hoặc sửa chữa các nội dung trong giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phải chịu trách nhiệm trước hoạt động cung cấp đã khai báo thông tin chính xác có liên quan tới nội dung đăng kiểm và thông số kĩ thuật đối với các phương tiện xe cơ giới, kể cả việc cung cấp các hồ sơ và tài liệu có liên quan cho các đơn vị đăng kiểm;
– Phải bảo quản giấy chứng nhận đăng kiểm và tem đăng kiểm tránh trường hợp mất mát hoặc hư hỏng;
– Nộp lại giấy chứng nhận đăng kiểm và nộp lại tem đăng kiểm khi có thông báo thu hồi của các đơn vị đăng kiểm;
– Đối với trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu thì các chủ xe phải thực hiện thủ tục dán tem kiểm định lên xe cơ giới trước khi phương tiện tham gia giao thông.
Như vậy có thể nói, chủ phương tiện ra phải có trách nhiệm theo phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.