Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý chứng minh cho quyền sử dụng đất hợp pháp, được nhà nước bảo vệ quyền của các chủ thể sử dụng đất trong xã hội. Dưới đây là thủ tục xin cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp sổ đỏ (GCNQSDĐ) cho doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại
Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đăng ký theo mẫu do pháp luật quy định;
– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất để quản lý cho các doanh nghiệp (nếu có);
– Sơ đồ hoặc trích đo địa chính về khu đất hoặc các khu đất được giao quản lý (nếu có);
– Giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên và môi trường.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời hạn thực hiện thủ tục hành chính này được xác định là không quá 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với những xã vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thì thời gian thực hiện đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tăng thêm 15 ngày, tức là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Trả kết quả, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điểm a Khoản 5 Điều 60
2. Doanh nghiệp có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 của
– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100, Điều 101, Điều 102 của
– Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất dưới bất kỳ hình thức nào kể từ ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực trên thực tế;
– Người được chuyển đổi hoặc chuyển nhượng, những đối tượng được thừa kế hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để tiến hành hoạt động thu hồi nợ trên thực tế;
– Những đối tượng được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, có quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định giải quyết thiếu lại và quyết định giải quyết tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang được thi hành trên thực tế;
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất trong các khu công nghiệp hoặc cụm công nghệ, trong các khu công nghệ cao và khu kinh tế;
– Người mua nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh lý hoặc hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng các loại đất tách thửa và hợp thửa, nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên của hộ gia đình, vợ chồng hoặc tổ chức sử dụng đất trong quá trình chia tách hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có trên thực tế;
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị mất.
Như vậy có thể nói, nếu đủ điều kiện nêu trên và sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy định của pháp luật tại Điều 102 của Luật đất đai năm 2013 thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải không thuộc các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, cụ thể như sau:
– Tổ chức hoặc cộng đồng dân cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất để quản lý một số trường hợp nhất định theo quy định tại Điều 8 của Luật đất đai năm 2013;
– Người đang quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã phường 5%;
– Người thuê hoặc thuê lại đất của những người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê hoặc thuê lại đất của các đối tượng được xác định là nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế;
– Người nhận khoán đất trong các lâm trường và doanh nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ và ban quản lý rừng đặc dụng;
– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo và quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất dưới hình thức không thu tiền sử dụng đất để có thể được sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng.
3. Người có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp:
Theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 thì có thể nói, sổ đỏ sẽ được cấp cho người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất. Và khi nhà nước giao đất cho các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ được xác định là người sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật. Do đó doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo như phân tích ở trên. Theo quy định của
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.