Căn cước công dân được coi là một trong những loại giấy tờ quan trọng của các cá nhân, căn cước công dân luôn đồng hành với cá nhân trong bất kỳ trường hợp nào. Vậy thì, phạm nhân khi đi tù, căn cước công dân sẽ được giao cho ai?
Mục lục bài viết
1. Phạm nhân đi tù có được mang căn cước công dân vào cơ sở giam giữ không?
Căn cứ theo quy định Điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm do Bộ Công an ban hành, có quy định về những đồ vật cấm mang vào cơ sở giam giữ như sau:
– Vũ khí quân dụng, các loại súng săn và các loại vũ khí thô sơ, các loại súng thể thao và bố khí khác mang đặc tính tương tự như súng quân dụng, các loại vật liệu nổ;
– Các công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật bao gồm: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, súng bắn hơi cay và súng bắn chất độc, các loại súng bắn chất gây mê, súng từ trường, súng bắn laze, pháo hiệu và hơi ngạt, các loại đạn sử dụng cho các loại súng này, các phương tiện xịt hơi cay và xịt chất độc, các loại lựu đạn khói và lựu đạn cay, quả nổ, dùi cui điện và dùi cui cao su, bàn chông và dây đình gai, dùi cui kim loại và áo giáp, găng tay điện và găng tay bắt dao, mũ chống đạn … và các loại công cụ hỗ trợ khác, vì đây là những loại công cụ có thể chống lại lực lượng chức năng trong quá trình quản lý phạm nhân;
– Chất gây mê và các loại chất độc, chất gây cháy và chất phóng xạ, hóa chất hoặc độc dược;
– Các loại chất ma túy hoặc tiền chất ma túy, các loại chất gây nghiện và thuốc hướng thần dưới bất kỳ hình thức nào;
– Các loại thuốc chữa bệnh hoặc thuốc phòng bệnh, các loại thực phẩm chức năng khi chưa được sự đồng ý của chủ thể có thẩm quyền đó là thủ trưởng của các cơ sở giam giữ, phạm nhân không được mang rượu bia và các chất kích thích khác vào cơ sở giam giữ;
– Các đồ vật bằng kim loại hoặc các đồ vật bằng sành sứ, thủy tinh và đá, phích nước và các loại đồ vật khác có thể dùng làm vũ khí chống lại chủ thể có thẩm quyền;
– Tiền Việt Nam và các loại thẻ thanh toán tại các tổ chức tín dụng dưới hình thức điện tử, ngoại tệ hoặc các loại giấy tờ có giá, vàng bạc, đá quý và kim loại quý;
– Các loại giấy tờ tùy thân, như: Căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận nghề, bằng cấp và các loại chứng chỉ … cùng với các loại giấy tờ chứng nhận khác;
– Các loại thiết bị thông tin liên lạc cá nhân và các phương tiện ghi âm ghi hình;
– Các loại sách báo và ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, tôn giáo và tín ngưỡng chưa được qua kiểm duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tranh ảnh và các loại phim băng đĩa có nội dung truyền đạt mê tín dị đoan, truyền đạt nội dung phản động và đồi trụy, các loại bài lá và sách báo cùng với ấn phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý và giáo dục phạm nhân;
– Các loại đồ vật khác có thể gây đến hiện tượng mất an ninh cơ sở giam giữ và gây nguy hại cho bản thân của phạm nhân cùng với người khác, các đồ vật có thể gây ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào mục đích đánh bạc.
Như vậy có thể nói, phạm nhân sẽ không được mang các loại đồ vật trên vào cơ sở giam giữ, trong đó có căn cước công dân.
2. Phạm nhân đi tù thì căn cước công dân sẽ được giao cho ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân trong quân đội ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP về việc ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân của Bộ quốc phòng ban hành, có quy định về vấn đề đồ dùng và tư trang của phạm nhân, cụ thể như sau:
Những loại tài sản của phạm nhân như vàng bạc, các loại ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam, các loại cổ phiếu và trái phiếu, các loại tín phiếu và các loại thẻ ngân hàng dưới bất kỳ hình thức nào được lập tại các tổ chức tín dụng, tài sản bao gồm đồng hồ và đồ đạc trang sức, các loại máy móc và thiết bị (trừ những loại thiết bị và máy móc y tế để đảm bảo cho quá trình sức khỏe của phạm nhân theo chỉ định của bác sĩ và các cơ sở ý tế có thẩm quyền yêu cầu phạm nhân phải được sử dụng trong quá trình sinh hoạt tại trại giam), căn cước công dân hoặc giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các loại văn bằng và các loại chứng chỉ khác nhau, các loại giấy tờ khác có giá trị và quần áo tư trang (tức là các loại quần áo và tư trang không do cơ sở giam giữ cung cấp) thì sẽ phải được tiến hành hoạt động lưu ký tại cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật. Nếu như phạm nhân có nguyện vọng thì có cơ sở giam giữ phạm nhân có thể tiến hành hoạt động bàn giao tài sản nêu trên cho thân nhân của phạm nhân (trừ căn cước công dân và chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu và thẻ bảo hiểm y tế của phạm nhân để thực hiện quyền của phạm nhân theo quy định của pháp luật).
Theo đó có thể nói, căn cước công dân của phạm nhân cần phải được thực hiện hoạt động lưu ký tại các cơ sở giam giữ phạm nhân đó. Bên cạnh đó, căn cước công dân của phạm nhân cũng không được phép tiến hành hoạt động bàn giao cho thân nhân của phạm nhân, ngay cả trong trường hợp phạm nhân có nguyện vọng được bàn giao.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 1 Nội quy cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 17/2020/TT-BCA về Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân của Bộ công an ban hành, có quy định về nghĩa vụ chấp hành của phạm nhân, cụ thể như sau:
– Những phạm nhân có tiền thì phải tiến hành hoạt động lưu ký tại các cơ sở giam giữ phạm nhân đó, khoản tiền lưu ký này sẽ được phạm nhân sử dụng mua lương thực và thực phẩm đã chế biến để sinh hoạt tại các cơ sở trại giam, các phạm nhân có thể dùng số tiền này để ăn thêm, hoặc mua đồ dùng cần thiết cho hoạt động sinh hoạt và học tập của cá nhân theo nội quy được ghi nhận trong cơ sở giam giữ phạm nhân, phạm nhân khi cần tương trợ thì có thể tương trợ vật chất lẫn nhau, tuy nhiên trong quá trình tương chợ thì phạm nhân phải đề nghị và phải được sự đồng ý của các cán bộ quản lý;
– Những tài sản khác như vàng bạc hoặc ngoại tệ, tiền đồng Việt Nam và cổ phiếu, trái phiếu và tín phiếu, các loại thẻ ngân hàng được lập tại các tổ chức tín dụng, tài sản là đồng hồ và đồ trang sức quý hiếm, các loại máy móc và các loại thiết bị, căn cước công dân và giấy chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và hộ chiếu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các loại văn bằng và chứng chỉ khác nhau, các loại giấy tờ có giá trị khác hoặc quần áo và tư trang chưa được sử dụng thì cần phải tiến hành hoạt động lưu ký tại các cơ sở giam giữ phạm nhân. Nếu như phạm nhân có nhu cầu và có nguyện vọng thì chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ ra quyết định bàn giao số tài sản nêu trên cho thân nhân của phạm nhân.
Theo đó có thể nói, đối với những phạm nhân bị tạm giam ở các cơ sở giam giữ thuộc Công an nhân dân, thì căn cước công dân có thể được lưu ký ở cơ sở giam giữ đó, và sẽ do cơ sở giam giữ phạm nhân quản lý. Nếu như phạm nhân có nhu cầu và nguyện vọng gửi căn cước công dân cho thân nhân của phạm nhân, thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể ra quyết định bàn giao cho người nhà của phạm nhân.
3. Khi nào căn cước công dân sẽ được trả cho phạm nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật căn cước công dân năm 2020 có quy định về các trường hợp thu hồi và tạm giữ thẻ căn cước công dân, cụ thể, thẻ căn cước công dân có thể bị tạm giữ trong những trường hợp cơ bản sau:
– Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc và các cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Người đang bị tạm giữ hoặc tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù theo bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, trong thời gian bị tạm giữ thẻ căn cước công dân, thì theo quy định của pháp luật công dân được cơ quan tạm giữ thẻ căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ căn cước công dân của mình để thực hiện các giao dịch và hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật. Công dân đó sẽ được trả lại thẻ căn cước công dân sau khi đã hết thời hạn tạm giữ và tạm giam, sau khi công dân đó đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật, công dân đã chấp hành xong quyết định đưa vào trại giáo dưỡng và các cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy có thể nói, căn cước công dân sẽ được trả lại cho phạm nhân sau khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Căn cước công dân năm 2020;
– Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm do Bộ Công an ban hành;
– Thông tư 89/2022/TT-BQP về việc ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân của Bộ quốc phòng ban hành;
– Thông tư 17/2020/TT-BCA về Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân của Bộ công an ban hành.