Nhằm đảm bảo quá trình kịp thời cấp cứu và giảm thiểu thương vong cho nạn nhân từ các vụ tai nạn giao thông, pháp luật đã quy định cụ thể về nhiệm vụ của những trạm cấp cứu trên các tuyến đường cao tốc.
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc là gì?
Trạm cấp cứu trên đường cao tốc là những cơ sở y tế do các tổ chức hoặc cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật nhằm cứu chữa người một cách kịp thời. Các trạm cấp cứu trên đường cao tốc là chủ thể có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự, và chỉ được phép hoạt động trên thực tế khi đã có giấy phép hoạt động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc hình thành các trạm cấp cứu trên đường cao tốc theo Thông tư số
– Thành lập trạm cấp cứu mới hoàn toàn và độc lập;
– Lồng ghép với các cơ sở khám chữa bệnh sẵn có trên các tuyến đường cao tốc.
Trạm cấp cứu trên đường cao tốc phải có đầy đủ các phương tiện vận chuyển và các dụng cụ y tế phù hợp phục vụ cho quá trình cấp cứu nạn nhân, trạm cấp cứu đó phải cung ứng đầy đủ thuốc cấp cứu để đảm bảo an toàn cho người bị tai nạn giao thông, trạm cấp cứu phải đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển người bị tai nạn giao thông, có hệ thống thông tin liên lạc phù hợp để tiếp nhận yêu cầu cấp cứu thông qua số điện thoại di động trực tiếp và liên lạc từ bộ phận điều hành cấp cứu đến trạm cấp cứu được thực hiện thông qua bộ đàm.
Về vấn đề nhân sự, người chịu trách nhiệm kĩ thuật chuyên môn chính hoạt động trong trạm cấp cứu trên đường cao tốc phải đáp ứng chứng chỉ hành nghề, chủ thể đó phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải có giấy chứng nhận đã được học về chuyên môn phục hồi cấp cứu, có thời gian tham gia hoạt động khám chữa bệnh ít nhất 54 tháng theo quy định của pháp luật hoặc đã làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc trung ương trong khoảng thời gian 02 năm.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay cũng có quy định cụ thể về nhiệm vụ của các trạm cấp cứu trên đường cao tốc. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, nhiệm vụ của các trạm cấp cứu trên đường cao tốc được ghi nhận như sau:
– Các trạm cấp cứu trên đường cao tốc có nhiệm vụ sơ cứu và cấp cứu kịp thời cho người bị tai nạn, giúp người tai nạn vượt qua cơn nguy kịch khi bị tai nạn giao thông phù hợp với Quy chế cấp cứu và hồi sức tích cực, phù hợp với quy chế chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Các cơ sở khám chữa bệnh có trạm cấp cứu phải tiến hành hoạt động báo cáo định kỳ trong khoảng thời gian sáu tháng theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo đột suất trong trường hợp cần thiết về hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở y tế cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Có thể nói, mạng lưới giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu lưu thông ngày càng tăng cao vì thế các tuyến đường cao tốc ngày càng được gia tăng, lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông ngày càng dày đặc, việc đặt ra yêu cầu xây dựng các trạm cấp cứu trên các tuyến đường cao tốc đặc biệt là các tuyến đường cao tốc có lưu lượng tham gia giao thông lớn và dài là vấn đề vô cùng cần thiết bởi vì đường cao tốc thường là các khu vực thưa dân cư, tai nạn xảy ra thường rất khó cấp cứu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe con người.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông:
Căn cứ theo Điều 6 của Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông, cụ thể như sau:
– Các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật cần phải thực hiện đúng chức năng của mình để chữa bệnh và tiếp nhận những đối tượng bị tai nạn giao thông, tùy thuộc vào từng tính chất và phạm vi chuyên môn kĩ thuật khác nhau được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì các cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm tổ chức việc sơ cứu kịp thời, tổ chức các hoạt động cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, khám chữa bệnh cho các đối tượng được xác định là người bị tai nạn giao thông;
– Trong trường hợp xét thấy vượt quá khả năng chuyên môn và vượt quá phạm vi hoạt động kĩ thuật của mình, các cơ sở khám chữa bệnh phải tiến hành hoạt động chuyển bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên môn để điều trị kịp thời và phù hợp với quy định của pháp luật, quá trình chuyển cơ sở phải phù hợp với tình trạng bệnh tình của bệnh nhân và quyền lợi của bệnh nhân, trong trường hợp này thì các cơ sở khám chữa bệnh vẫn phải tiếp tục thực hiện hoạt động sơ cứu và cấp cứu, vẫn phải tiếp tục quá trình theo dõi và chăm sóc cũng như điều trị người bị tai nạn giao thông cho đến khi người bị tai nạn giao thông đó được chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh khác để điều trị trong các giai đoạn tiếp theo.
3. Chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông:
Căn cứ theo Điều 7 của Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định về chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông như sau:
– Đối với các đối tượng được xác định là người bị tai nạn giao thông có tham gia bảo hiểm y tế và có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật thì chi phí vận chuyển người bệnh, chi phí phục vụ cho quá trình sơ cứu và cấp cứu người bệnh phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
– Đối với các đối tượng được xác định là người bị tai nạn giao thông không tham gia đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và không có thẻ bảo hiểm y tế thì các cơ sở ý tế vẫn phải tiến hành hoạt động sơ cứu và cấp cứu kịp thời, phải tiến hành các hoạt động cần thiết để điều trị cho người bị tai nạn giao thông. Sau khi sơ cứu và cấp cứu cho người bị tai nạn giao thông thì các cô giò mới được thực hiện hoạt động thu phí vận chuyển người bệnh và phí do cứu phí cấp cứu theo bảng giá dịch vụ khám bệnh đã được niêm yết tại các cơ sở khám bệnh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ sở khám chữa bệnh nhà nước, hoặc giá niêm yết đối với các cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện tư nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
– Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.