Một người có hành động gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của người khác cho dù có mối quan hệ gia đình với nhau cũng sẽ chịu mức xử phạt như đối với các đối tượng khác. Vậy cố ý gây thương tích cho vợ hoặc chồng bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về hành vi cố ý gây thương tích cho chồng hoặc vợ:
Hành vi cố ý gây thương tích là việc một người cố ý tấn công thân thể của người khác bằng việc sử dụng một trong các bộ phận trên cơ thể của mình (như tay, chân, đầu gối,…) hoặc sử dụng những công cụ hỗ trợ thực hiện hành vi này với mục đích khiến người khác đau đớn, bị thương và tổn hại sức khỏe. Tùy thuộc vào mức độ gây thương tích cho người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc với mức độ nghiêm trọng và cấu thành đủ yếu tố hình sự có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, hành vi đánh vợ hoặc chồng còn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau;
Ngay tại Điều 20 Hiến pháp 2013 cũng đã ghi nhận: Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bất kỳ ai cũng không được tự ý xâm phạm quyền công dân. Pháp luật sau khi ra đời, trở thành công cụ bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân; Đồng thời, công dân cũng được bảo hộ về việc không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Hành vi cố ý gây thương tích đến vợ hoặc chồng của mình còn đang vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình được ghi nhận tại Điều 19
Đồng thời, Tại Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 thì hành vi bạo lực gia đình được xác định nếu có hành vi: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Có lời nói lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Hoặc cưỡng ép người trong gia đình phải chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;…
Như vậy, Người chồng hay vợ thực hiện hành gây thương tích là đang vi phạm pháp luật và điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022. Nếu cố tình vi phạm thì có mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm gây nên.
2. Đánh vợ gây thương tích bị xử lý như thế nào?
2.1. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đánh vợ:
Cá nhân tác động lên thân thể người khác không phụ thuộc vào mối quan hệ là vợ chồng hay người xa lạ đều sẽ chịu trách nhiệm với hành vi mình gây ra. Khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin của cá nhân về hành vi bạo lực này thì sẽ xem xét mức xử phạt thích hợp, nếu thấy hành vi đánh vợ mà chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Mức phạt áp dụng đối với cá nhân có thể từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
– Nếu thực hiện một trong các hành vi dưới đây thì mức phạt tiền tăng cao hơn từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cụ thể:
+ Thực hiện hành vi vi phạm nhưng có sự hỗ tợ từ các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác nhằm dễ dàng gây thương tích cho thành viên gia đình;
+Khi xảy ra bạo lực mà người vợ hoặc chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng nhưng không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời. Thậm chí không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
– Ngoài việc bị áp dụng mức xử phạt nêu trên thì biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng trong từng hành vi vi phạm như:
+ Cá nhân có hành vi gây thương tích phải thực hiện xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình, Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị ;
+ Thực hiện trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi gây thương tích cho người trong gia đình; hoặc Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình
Như vậy, trường hợp cố ý gây thương tích cho chồng hoặc vợ thì có thể sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trường hợp sử dụng các công cụ phương tiện thì sẽ có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, phải xin lỗi và chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
Đáng lưu ý:
Tùy theo mức độ vi phạm mà người chồng thực hiện hành vi đánh vợ gây thương tích có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Với hành vi này sẽ không áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh vợ
Hành vi gây thương tích cho người nhà nếu qua qáu trình điều tra nhận thấy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật thì người thực hiện hành vi bạo lực sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Điều 134
3. Khi có hành vi gây thương tích cho vợ hoặc chồng thì nạn nhân nên làm gì?
Cá nhân khi bị người khác tác động lên thân thể có quyền nhờ sự hỗ trợ từ cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình cũng như yêu cầu các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc để bảo vệ an toàn. Theo hướng dẫn tại Điều 19 Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì cá nhân có thể cung cấp thông tin của mình đến địa chỉ dưới đây:
– Cung cấp thông tin về vụ việc của mình đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng;
– Nếu hành vi gây thương tích thực hiện ở gần
– Cá nhân bị tác động lên thân thể có thể trình bày vấn đề tại cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
– Những cá nhân có vị trí nhất trong thôn xóm, tổ dân phố nhưu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình cũng có trách nhiệm hỗ trợ khi cá nhân gặp phải tình trạng bạo lực;
– Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi tiếp nhận thông tin cần nhanh chóng đề ra hướng giải quyết, can thiệp ngăn chặn;
– Trong trường hợp không thể nhờ đến hỗ trợ từ các cá nhân, cơ quan nêu trên thì liên lạc đến tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để được hỗ trợ.
Ngoài ra, nếu tình trạng bạo lực diễn ra quá thường xuyên, mức độ gây thương tích quá lớn không thể duy trì được mối quan hệ lâu dài với người này thì có thể tham khảo và đưa ra quyết định chấp dứt tình trạng hôn nhân hợp pháp với người này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Hiến pháp 2013;
–
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.