Thực tiễn giải quyết các vụ án có liên quan đến việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là đơn giản, trong đó có tội cố ý gây thương tích. Dưới đây là quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội này.
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu truy cứu hình sự đối với tội cố ý gây thương tích:
Tội cố ý gây thương tích hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng khác nhau thì tội cố ý gây thương tích có thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau. Có thể nói, một nội dung quan trọng của quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình, và khi hết thời hạn đó thì người phạm tội cố ý gây thương tích sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định là thời hạn do pháp luật hình sự quy định, và khi hết thời hạn này thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực tế theo quy định của pháp luật. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
– 5 năm đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng;
– 10 năm đối với loại tội phạm nghiêm trọng;
– 15 năm đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng;
– 20 năm đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, trên cơ sở phân loại tội phạm thành 04 loại, đó là tội phạm ít nghiêm trọng tội phạm nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng tại Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì có thể cụ thể hóa thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
Thứ nhất, 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là khi người phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây thương tích nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này được xác định là không lớn, ba mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền hoặc cải tạo không gian giữ hoặc phạt tù có thời hạn đến ba năm. Ví dụ: A đánh B căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015, xác định người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng thì thôi hạn truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này được xác định là 05 năm.
Thứ hai, 15 năm áp dụng đối với các tội phạm nghiêm trọng. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội, có thể áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Ví dụ: A đánh B gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 40%. A thỏa mãn cấu thành tội phạm về tội cố ý gây thương tích căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015. Khi đó thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này được xác định là 10 năm.
Thứ ba, 15 năm áp dụng đối với các loại tội phạm rất nghiêm trọng. Tội phạm rất nghiêm trọng được xác định là loại tội phạm mang tính chất và mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội, có thể bị áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Ví dụ: A gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của B với tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 70%. A thoả mãn cấu thành tội phạm về tội cố ý gây thương tích căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015. Trong trường hợp này thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định là 15 năm.
Thứ tư, 20 năm áp dụng đối với các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được xác định là tội phạm mang tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc là tử hình.
Ví dụ: A gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người được xác định là 70%. A được xác định là thỏa mãn cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015. Trong trường hôm nay thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định là 20 năm.
Như vậy có thể nói, quy định các mức thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ngắn hay dài khác nhau là căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi trong tội cố ý gây thương tích.
2. Cách tính thời hiệu truy cứu hình sự đối với tội cố ý gây thương tích:
Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích nói riêng tại khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015. Trong trường hợp bình thường thì thời hiệu được tính liên tục kể từ ngày tội phạm được thực hiện với điều kiện là người phạm tội không phạm tội mới có mức cao nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm này trên 1 năm tù và tội phạm này cũng không cố tình trốn tránh, không có quyết định truy nã của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp bình thường thì thời điểm bắt đầu được tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là từ ngày người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định rất rõ thời hiệu phải được tính từ ngày tội phạm được thực hiện, có nghĩa là hành vi đó đã đủ yếu tố để cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 rùa ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn đang hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế. Việc xem xét thời điểm ngày thực hiện tội phạm cần lưu ý một số trường hợp sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Việc xác định ngày thực hiện tội phạm, thời điểm tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự phải được hiểu và kết hợp với các quy định về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Theo đó thì tại thời điểm các hành vi bị chấm dứt do xuất phát từ các yếu tố khách quan và tất nhiên, việc chấm dứt này hoàn toàn trái với ý muốn của người thực hiện hành vi phạm tội làm cho họ không thể nào thực hiện tội phạm đến cùng.
Thứ hai, trong trường hợp tội phạm hoàn thành, việc hoàn thành ở đây không phải là việc đạt được mục đích ban đầu của người phạm tội mà hoàn thành về mặt pháp lý, tức là hành vi này đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành của tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015. Đối với tội phạm hoàn thành thì ngày thực hiện tội phạm được tính từ ngày tội phạm kết thúc.
Thứ ba, trong trường hợp tội phạm kéo dài, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được bắt đầu tính kể từ ngày tội phạm kết thúc, nhưng cũng tùy trường hợp mà thời điểm này sẽ có sự khác nhau. Riêng đối với các tội phạm được thực hiện liên tục, thì tao hiểu chi cứu trách nhiệm hình sự sẽ được bắt đầu tính kể từ ngày hành vi cuối cùng trong một loạt các hành vi phạm tội được thực hiện trên thực tế. Đặc biệt, trong trường hợp phạm nhiều tội, thì đó hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính kể từ ngày thực hiện tội đầu tiên trong số các tội bị phát hiện và người phạm tội bị đưa ra xét xử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu hình sự:
Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo như phân tích ở trên không phải đương nhiên được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm. Quy định này không được áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật hình sự năm 2015 bao gồm:
– Các tội phạm xâm phạm đến an ninh quốc gia căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015;
– Các tội phá hoại hoà bình và chống loài người hoặc các tội phạm chiến tranh;
– Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.
Có thể nói, tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ là các loại tội có tính nguy hiểm lớn cho xã hội, hành vi khách quan của các loại tội phạm này thường rất khó phát hiện và gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân. Quy định nêu trên thực sự cần thiết nhất là trước tình hình tham nhũng đang trở thành quốc nạn và gây nhiều hậu quả lớn về mặt xã hội, thậm chí còn đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời quy định này còn thể hiện thái độ lên án quyết liệt và quyết tâm cao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đấu tranh không khoan nhượng nhằm chống lại các tội phạm tham nhũng nói chung và các loại tội phạm này nói riêng. Đối với các tội phạm nêu trên sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tức là cơ quan tiến hành tố tụng có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ lúc nào từ lúc có hành vi phạm tội trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).