Được cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chứng minh cho quyền sử dụng đất hợp pháp của mình là mong muốn chính đáng của tất cả mọi người. Vậy quá trình đi lấy sổ đỏ cần phải mang theo những giấy tờ gì? Và ai sẽ được quyền đi lấy sổ đỏ?
Mục lục bài viết
1. Đi lấy sổ đỏ cần mang giấy tờ gì?
Có thể nói, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là chứng thư pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, người có quyền sở hữu nhà ở và sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm mục đích bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trên thực tế. Đối với nhà nước ta, thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất. Đây được coi là một trong những yêu cầu bắt buộc cần phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đất. Khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất sẽ được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn được gọi là sổ đỏ) sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, hoặc sau khi đã thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại
Thứ nhất, trong trường hợp người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tự mình đi nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải mang theo những giấy tờ sau:
– Giấy tờ tùy thân của người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
– Phiếu hẹn lấy kết quả, hoặc giấy hẹn trả kết quả.
Thứ hai, trong trường hợp người được ủy quyền đi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần phải mang theo những giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy tờ tùy thân của người nhận ủy quyền như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;
– Phiếu hẹn hoặc giấy hẹn trả kết quả;
– Văn bản ủy quyền nhận hộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vì thế có thể nói, người dân có thể tự mình đi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nhờ người khác đi nhận hộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như khoảng cách địa lý, tình trạng sức khỏe … Đây được coi là hoạt động ủy quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình ủy quyền cho người khác nhận hộ sổ đỏ thì cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
– Cần phải lập văn bản ủy quyền thể hiện rõ nội dung ủy quyền nhận hộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản ủy quyền này cần phải được tiến hành hoạt động công chúng tại các tổ chức công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Để tránh rủi ro trong quá trình giặt hộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì văn bản ủy quyền công chứng cần phải nêu rõ những nội dung cơ bản như thời hạn ủy quyền, công việc được ủy quyền, phải bàn giao lại sổ đỏ cho chủ sở hữu hợp pháp sau khi nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thù lao theo sự thỏa thuận của các bên;
– Chủ sở hữu hợp pháp bất động sản cần phải nêu rõ điều khoản về việc, bàn giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ sau khi người nhận ủy quyền nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Cần phải đưa phiếu hẹn lấy kết quả cho người nhận ủy quyền;
– Nên lựa chọn những người mà mình cảm thấy tin tưởng để ủy quyền nhận hộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đồng thời căn cứ theo quy định của Luật đất đai năm 2013, người dân cần phải nhận sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi trả sổ đỏ cho người dân chính là nơi đã tiếp nhận sổ đỏ và nơi được ghi trong phiếu hẹn trả kết quả. Cụ thể bao gồm những địa điểm:
– Ủy ban nhân dân cấp xã phường nơi có bất động sản nếu người dân nộp hồ sơ tại đây;
– Bộ phận một cửa hay còn được gọi là trung tâm hành chính công nếu như địa phương có bộ phận này;
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc các chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.
Trên đây là một số giấy tờ người dân cần phải mang theo trong quá trình đi lấy sổ đỏ. Tùy vào từng trường hợp và từng đối tượng khác nhau mà cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau.
2. Ai được quyền đi lấy sổ đỏ?
Theo như phân tích ở trên, thì những người được quyền đi lấy sổ đỏ có thể kể đến như sau:
– Chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và giới thiệu các tài sản khác gắn liền với, tức là những người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có quyền đi lấy sổ đỏ;
– Nếu như những người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì các lý do khác nhau mà không thể tự mình đi lấy sổ đỏ, thì chủ sử dụng đất, những người sở hữu nhà ở và sở hữu tài sản khác gắn liền với đất có thể thực hiện hoạt động ủy quyền lấy sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hay còn được gọi là những người được ủy quyền thông qua văn bản ủy quyền từ những người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trong trường hợp này, để có thể được thay mặt nhận sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa người nhận ủy quyền và người ủy quyền phải có văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật, văn bản ủy quyền này phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người thực hiện hoạt động lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là những người được quyền đi lấy sổ đỏ theo quy định của pháp luật, hay còn được gọi là những người có quyền đi lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước. Có thể nói, việc lấy sổ đỏ là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Những người không có liên quan trong mối quan hệ này sẽ không được quyền đi lấy sổ đỏ.
3. Thủ tục ủy quyền cho người khác đi lấy sổ đỏ:
Theo như phân tích ở trên thì những người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể thực hiện hoạt động ủy quyền theo quy định của pháp luật cho người khác đi lấy sổ đỏ. Tuy nhiên hoạt động ủy quyền lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Thủ tục thực hiện hoạt động ủy quyền cho người khác đi lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ủy quyền nộp đến cơ quan nhà nước. Thành phần hồ sơ ủy quyền cho người khác đi lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông thường sẽ bao gồm: Giấy tờ tùy thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, văn bản ủy quyền lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được soạn theo mẫu do pháp luật quy định, giấy hẹn nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Tiến hành hoạt động công chứng văn bản ủy quyền tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thời hạn công chứng sẽ không quá 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhất yêu cầu.
Bước 3: Nộp phí công chứng văn bản ủy quyền. Chi phí công chứng hiện nay sẽ bao gồm phí công chứng theo quy định của nhà nước và thù lao công chứng theo thỏa thuận giữa tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tuy nhiên sẽ không được phép vượt quá mức trần, trong đó đã bao gồm cả chi phí soạn thảo và in ấn … Phí công chứng theo quy định của pháp luật hiện nay đối với
Bước 4: Theo như nội dung và phạm vi ủy quyền các bên đã thỏa thuận trước đó, người được ủy quyền sẽ đi nhận sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước khi đi thì sẽ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo như phân tích ở trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013.