Cơ sở tôn giáo là tập hợp những tín đồ và các nhà tu hành được tổ chức theo một cơ cấu nhất định đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy câu hỏi đặt ra, những cơ sở tôn giáo có được phép nhận chuyển nhượng nhà đất hay không?
Mục lục bài viết
1. Cơ sở tôn giáo được nhận chuyển nhượng nhà đất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
– Các chủ thể được xác định là tổ chức và hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư, các cơ sở tôn giáo và những đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được phép nhận quyền sử dụng đất thông qua việc nhà nước giao đất trên thực tế;
– Những đối tượng được xác định là tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư, các cơ sở tôn giáo sẽ được phép nhận quyền sử dụng đất thông -qua việc nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với những mảnh đất đang được sử dụng ổn định lâu dài và không có tranh chấp trên thực tế;
– Những chủ thể được xác định là cộng đồng dân cư, các cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật sẽ được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục luật định, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại và tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Luật đất đai năm 2013 có ghi nhận rằng, người sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Các tổ chức trong nước;
– Hộ gia đình và cá nhân trong nước;
– Các cộng đồng dân cư;
– Các cơ sở tôn giáo;
– Các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
– Các đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 102 của Luật đất đai năm 2013 có ghi nhận về hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất. Theo đó thì các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên thực tế sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất khi đáp ứng được những điều kiện luật định, bao gồm được nhà nước cho phép hoạt động trên thực tế phù hợp với quy định của pháp luật, không có tranh chấp và được sử dụng ổn định, không phải là đất nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho sau giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2004.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể nói, các cơ sở tôn giáo sẽ không thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bất kỳ đối tượng nào trên thực tế. Các cơ sở tôn giáo sẽ được nhận quyền sử dụng đất thông qua những hình thức khác, không phải là hình thức nhận chuyển nhượng nhà đất.
2. Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua hình thức nào?
Để xác định được các hình thức mà cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất, căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về người nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất;
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; những đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong cụm công nghiệp, trong các khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất;
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
– Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
– Tổ chức kinh tế, các chủ thể được xác định là những tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
– Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
– Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập;
Như vậy, cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện nay chỉ được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định.
3. Cơ sở tôn giáo được phép chuyển nhượng nhà đất không?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 181 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các cơ sở tôn giáo, các cộng đồng dân cư sử dụng đất trên thực tế, cụ thể như sau:
– Các chủ thể được xác định là cộng đồng dân cư và các cơ sở tôn giáo sử dụng đất sét có quyền và nghĩa vụ chung căn cứ theo quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật đất đai năm 2013;
– Các đối tượng được xác định là cộng đồng dân cư và các cơ sở tôn giáo sử dụng đất trên thực tế sẽ không được quyền thực hiện các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất, các cơ sở tôn giáo và các cộng đồng dân cư cũng không được thực hiện hoạt động thể chất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất trái với quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, cơ sở tôn giáo chỉ được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất đối với những mảnh đất sử dụng ổn định và lâu dài theo như phân tích ở trên. Các cơ sở tôn giáo cũng không được phép nhận chuyển nhượng nhà đất dưới bất kỳ hình thức nào từ bất cứ đối tượng nào trên thực tế. Đồng thời thì các cơ sở tôn giáo cũng không được phép chuyển nhượng nhà đất căn cứ theo quy định tại Điều 181 của Đất đai năm 2013.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–