Hoạt động kinh doanh chứng khoán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn cho các doanh nghiệp, và hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua bán. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Chứng khoán là một trong những hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, khi các chủ thể có nhu cầu kinh doanh chứng khoán thì cần phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục luật định. Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019 hiện nay thì kinh doanh chứng khoán là khái niệm để chỉ hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự kinh doanh chứng khoán trên thực tế, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật, hoạt động quản lý đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán căn cứ theo quy định tại Điều 86 của Luật chứng khoán năm 2019. Nhìn chung thì các bước để tiến hành thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán được ghi nhận như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ theo nhiều cách thức khác nhau, nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Bộ hồ sơ sẽ được gửi đến bộ phận một cửa của Ủy ban chứng khoán nhà nước để tiến hành các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và xem xét các điều kiện để cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho các chủ thể nộp hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ cần phải bổ sung thì sẽ ra văn bản yêu cầu các chủ thể bổ sung hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Việc sửa đổi và bổ sung hồ sơ sẽ được tiến hành khi cổ đông ba thành viên góp vốn xét thấy cần thiết. Bản sửa đổi và bổ sung hồ sơ cần phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ trước đó được gửi cho Ủy ban chứng khoán nhà nước. Trong trường hợp cơ quan nhà nước xét thấy rằng cần làm rõ các vấn đề liên quan đến hồ sơ, Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ có quyền đề nghị người đại diện cổ đông hoặc các thành viên sáng lập hoặc người được dự kiến giữ chức giám đốc, tổng giám đốc của công ty kinh doanh hoạt động chứng khoán đến để giải trình trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc giải trình bằng văn bản.
Bước 3: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu bằng văn bản bổ sung hồ sơ, thì các chủ thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán phải hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Nếu như hết thời hạn nêu trên mà vẫn không hoàn thiện và bổ sung đầy đủ hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Còn trong thời hạn 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, xét thấy không cần phải bổ sung gì thêm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản đề nghị hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất và phong tỏa vốn góp, cổ đông và các thành viên góp vốn trong công ty sẽ được trích phần vốn góp để đầu tư cho các cơ sở vật chất, còn phần vốn góp còn lại phải được phong tỏa trên tài khoản của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Ngân hàng thương mại đó tuân theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban chứng khoán nhà nước. Phần góp vốn đó sẽ được giải tỏa và chuyển vào tài khoản của công ty kinh doanh hoạt động chứng khoán ngay sau khi được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán trên thực tế.
Bước 4: Sau thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các cổ đông và thành viên góp vốn vẫn không hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như không phong tỏa đủ số vốn điều lệ, không bổ sung đầy đủ dân sự theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ từ chối cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Bước 5: Đối với trường hợp trong thời gian 07 ngày được tính kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa ba nhận được biên bản kiểm tra cơ sở vật chất, kèm theo các tài liệu hợp lệ khác thì Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, nếu từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Thành phần hồ sơ xin cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán theo mẫu do pháp luật quy định;
– Phương án kinh doanh chứng khoán dự kiến trong khoảng thời gian 03 năm đầu đối với các tổ chức mong muốn được hoạt động kinh doanh chứng khoán;
– Điều lệ của công ty phù hợp với quy định của pháp luật, bản thuyết trình về cơ sở vật chất và kĩ thuật, bản thuyết trình về phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;
– Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với loại hình công ty cổ phần, biên bản của các thành viên sáng lập đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán;
– Báo cáo tài chính của các bên được xác định là pháp nhân góp trên 10% vốn điều lệ của công ty hoạt động kinh doanh chứng khoán;
– Lý lịch tóm tắt của các thành viên trong hội đồng quản trị hoặc các thành viên trong hội đồng thành viên, hoặc chủ tịch công ty trong trường hợp đó là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Hồ sơ hợp lệ của 02 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán;
– Trong trường hợp chủ thể xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán là công ty liên doanh thì cần phải bổ sung một số tài liệu như: Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên liên doanh, bản giao điều lệ của các bên liên doanh, hợp đồng liên doanh được ký kết giữa trên sự tự nguyện, danh sách và hồ sơ lý lịch kèm theo giấy phép lao động của những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
3. Điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật chứng khoán năm 2019, thi để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cần phải đáp ứng điều kiện về vốn. Việc góp vốn điều lệ và công ty chứng khoán phải được thực hiện bằng đơn vị đồng Việt Nam. Bên cạnh đó thì vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh trong công ty chứng khoán trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, cần phải đáp ứng điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn. Cụ thể như sau:
– Cổ đông và thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Cổ đông và thành viên góp vốn được xác định là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật về dân sự cụ thể là tại Điều 74 của Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể đó phải hoạt động kinh doanh có lãi trong khoảng thời gian 02 năm liền kề trước năm có đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, kèm theo báo cáo tài chính của năm gần nhất, báo cáo này phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;
– Cổ đông và thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông và thành viên góp vốn không sợ hữu trên 5% số vốn điều lệ của một công ty chứng khoán khác;
– Cổ đông và thành viên góp vốn được xác định là nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải đáp ứng thêm những điều kiện được quy định tại Điều 77 của Luật chứng khoán năm 2019.
Thứ ba, phải đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông và thành viên góp vốn. Theo đó thì phải có tối thiểu ít nhất 02 cổ đông sáng lập và thành viên góp vốn là tổ chức. trường hợp công ty chứng khoán theo quy định của pháp luật được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu phải được xác định là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức nước ngoài đất ứng đầy đủ quy định tại Điều 77 của Luật chứng khoán năm 2019. Bên cạnh đó thì tổng số vốn điều lệ của các tổ chức tối thiểu phải bằng 65% vốn điều lệ của toàn công ty chứng khoán, trong đó các tổ chức lại doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng thương mại phải sợ hữu tối thiểu ít nhất là 30% số vốn điều lệ của công ty chứng khoán.
Thứ tư, phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất. Theo đó thì các chủ thể xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán phải có trụ sở làm việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thực tế, phải đáp ứng được đầy đủ cơ sở vật chất và kĩ thuật, có trang thiết bị và văn phòng cùng hệ thống công nghệ phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Thứ năm, phải đáp ứng thêm điều kiện về nhân sự. Theo đó thì phải có tổng giám đốc hoặc giám đốc, phải có tối thiểu ít nhất 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và có ít nhất 01 nhân viên kiểm toán tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Chứng khoán năm 2019.