Ngành Công an luôn nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo công dân bởi đây là ngành học có đầu ra đảm bảo nên điều kiện để được tuyển chọn vô cùng chặt chẽ . Vậy người nhà phạm tội đánh bạc, được thi vào công an không?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện dự thi vào công an:
Công dân khi muốn tham gia vào ngành Công an nhân dân phải đảm bảo một số điều kiện nhất định, trong đó phải kể đến các điều kiện về tư tưởng, chính trị, đạo đức, sức khỏe và lý lịch tư pháp. Có thể nói, ngành công an là một ngành đặc thù nên để đảm bảo chất lượng trong mỗi đợt tuyển chọn thì cá nhân phải đảm bảo những điều kiện rất khắt khe. Theo Điều 5 Nghị định 70/ 2019/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết về các điều kiện tuyển chọn khi dự thi vào trường công an như sau:
– Trong quá trình thẩm tra lý lịch thì các cá nhân này có các thông tin lý lịch rõ ràng;
– Trong thời gian học tập và làm việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương của Đảng; luôn tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước đã đề ra; không có bất kỳ hành vi vi phạm nào được coi là tiền án, tiền sự; đồng thời cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự của hoặc áp dụng hình thức quản chế; Ngoài ra, cũng không nằm trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn hoặc bị đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc cơ sở giáo dục bắt buộc; cá nhân này cũng được đánh giá là có phẩm chất đạo đức tư cách tốt; thông qua việc đánh giá của quần chúng nhân dân tại nơi cư trú hoặc nơi học tập công tác để xác định được độ thí nghiệm của cá nhân này;
– Khi lựa chọn công tác trong ngành Công an nhân dân công dân phải đảm bảo các tiêu chuẩn chính trị của Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong ngành này;
– Xét về trình độ học vấn cá nhân ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Trường hợp ngoại lệ có thể chấp nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở khi cá nhân sinh sống tại các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng dân tộc thiểu số hoặc những khu vực vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà Nhà nước đã công nhận;
– Xét đến thể trạng: thể hình cân đối không dị hình, dị dạng là một trong những yêu cầu cơ bản khi công dân lựa chọn thi vào ngành Công an;
Ngoài ra, còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện được nghĩa vụ tham gia công an nhân dân ghi nhận tại các văn bản hướng dẫn khác.
2. Người nhà phạm tội đánh bạc, được thi vào công an không?
– Cá nhân khi tham gia vào đánh bạc thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi mà cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người thân có tiền án, tiền sự có thể sẽ gây nên ảnh hưởng nhất định nếu con muốn thi vào công an:
Trường hợp người nhà bị xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc thì như vậy người nhà có tiền sự. Theo quy định
Còn trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc theo quy định “
Về nguyên tắc, hành vi vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đảm bảo thời gian thử thách sau khi chấp hành xong hình phạt thì có quyền xóa án tích. Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định: Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
– Ngoài ra để minh chứng thêm con/cháu trong gia đình khi có người thân từng phạm tội đánh bạc vẫn có điều kiện để thi vào ngành Công an, cần xem xét thêm những trường hợp đã quy định là không được tuyển chọn vào làm Công an nhân dân. Theo đó, những người mà có cha, mẹ; người trực tiếp nuôi dưỡng mình; vợ/chồng; cha, mẹ đẻ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ/chồng mà rơi vào một trong các trường hợp sau thì sẽ không được tuyển chọn:
+ Những người này đã từng là gián điệp, tình báo, chỉ điểm, cộng tác viên, mật báo viên hoặc đã từng làm việc cho các cơ quan tình báo, cơ quan an ninh hay cơ quan cảnh sát đặc biệt của địch;
+ Đồng thời, trong thời gian sinh sống và làm việc có tham gia lực lượng vũ trang, bán vũ trang, nằm trong bộ máy chính quyền của địch hoặc đã từng có những hành vi gây ra tội ác với cách mạng, với nhân dân Việt Nam;
Trong quá trình điều tra, cá nhân này đã từng giữ các chức vụ như Ủỷ viên ban chấp hành, Ủỷ viên ban thư ký hoặc các chức danh tương đương khác trong các đảng phái, các tổ chức chính trị phản động hoặc là người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và cấp tương đương trở lên. Nên người thân phạm tội đánh bạc ( từng có tiền án hoặc tiền sự) không nằm trong trường hợp là không đủ điều kiện để dự tuyển vào trường công an nhân dân.
Như vậy, cá nhân khi có người nhà phạm tội đánh bạc vẫn có khả năng được đăng ký thi tuyển vào Công an. Tuy nhiên, cá nhận cần cân nhắc kỹ vì khi đăng ký tham gia ngành công an thì ngành này còn xét đến đồng thời các điều kiện trở thành Đảng viên của tổ chức Đảng cộng sản. Nên dù có đủ điều kiện để sự tuyển ngành Công an nhưng xét thấy không đủ điều kiện để trở thành Đảng viên thì cũng là trường hợp bất lợi cho bạn. Bởi vì, thẩm tra lý lịch của người thân khi tham gia Đảng là một trong những yêu cầu bắt buộc phải thực hiện mà mục 3 trong bài viết này sẽ phân tích rõ hơn.
Khuyến cáo: do tính chất đặc biệt của ngành, có nhiều văn bản nội bộ liên quan đến sơ yếu lý lịch nên bạn cần xem xét quy chế cụ thể để dự tuyển.
3. Công an có người thân đi tù có ảnh hưởng gì không?
3.1. Nội dung thẩm tra lý lịch:
Cá nhân khi muốn trở thành Đảng viên phải đảm bảo một số tiêu chí và điều kiện khắt khe mà pháp luật đã đề ra. Căn cứ theo quy định tại Điểm a, b Mục 3.4 Hướng dẫn số 01 thì vấn đề thẩm tra lý lịch là một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng cần phải thực hiện trước khi quyết định để cho một người tham gia vào làm Đảng viên. Quá trình điều tra lý lịch sẽ được xem xét đến những người có liên quan đến người vào Đảng bao gồm: cha, mẹ đẻ; cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người đang mong muốn tham gia vào Đảng; những cá nhân đang làm vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo hướng dẫn tại mục này thì nội dung thẩm tra được thực hiện bởi hai đối tượng:
– Đối với người vào Đảng:
+ Những thông tin cần xác định liên quan đến lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; xác định rõ được các hoạt động chứng minh việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;
+ Yếu tố phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của người vào Đảng cũng là một trong những yếu tố cần được xem xét;
– Nội dung thẩm tra liên quan đến người thân của người vào Đảng:
+ Các cá nhân này cũng nằm trong quá trình xác minh những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay;
+ trong quá trình học tập và làm việc có vi phạm về việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước hay không. Với ghi nhận nêu trên, nếu người thân của người vào Đảng phạm pháp và đang phải chấp hành hình phạt tù thì người này sẽ không đảm bảo yếu tố lý lịch chính trị. Do đó, người có người thân đang bị chấp hành án phạt tù có thể sẽ không được xếp vào Đảng hoặc có thể gặp một số khó khăn trong việc muốn phát triển, thăng chức hoặc nâng cấp bậc hàm, hoặc bị gây khó khăn trong quá trình cân nhắc làm chỉ huy, lãnh đạo hay thực hiện khen thưởng.
Mở rộng: Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định điều chỉnh vấn đề: đang công tác trong ngành Công an nhưng người thân bị đi tù thì có bị ảnh hưởng hay không. Những quy định này có thể nằm trong quy chế riêng của nội bộ ngành công an không được công bố.
3.2. Phương pháp thẩm tra, xác minh lý lịch người vào Đảng:
Quy định tại Điểm 3.4
– Đối với cá nhân muốn tham gia trở thành Đảng viên mà xét về nền tảng gia đình có cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ đã là Đảng viên và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì thuộc trường hợp không phải thẩm tra, xác minh;
Nếu có vợ (chồng) người vào Đảng đang là Đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
Trong quá trình thực hiện xác minh nếu thấy một số nội dung chưa rõ ràng thì cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) thì gửi thông báo đến đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy có trách nhiệm báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận sau đó trình lên cấp ủy cơ sở kiểm tra lại thông tin. Nếu quá trình này diễn ra theo đúng quy định và đảm bảo tính hợp lệ thì ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng;
– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang cần có sự đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Trong quá trình này nếu xuất hiện những nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ;
– Trong trường hợp người vào Đảng đang ở ngoài nước thì quá trình đối chiếu với lý lịch của người đó được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước;
– Khi xét lý lịch người thân người vào Đảng mà người này đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận;
Trong trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra;
– Để xác minh thông tin về người vào Đảng và người thân của người vào Đảng không làm việc tại Việt Nam mà đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này;
Theo quy định nêu trên thì việc xác minh, thẩm tra lý lịch người vào Đảng chỉ thực hiện đối với người vào Đảng và người thân của người vào Đảng là cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trách nhiệm thẩm tra lý lịch của người vào Đảng thuộc về chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi người đó vào Đảng theo như quy định trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
–
– Nghị định số 70/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
–