Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan trực thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật cho phép. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cơ quan này:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- 2 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- 3 3. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phòng chống tham nhũng?
- 4 4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thanh tra lại những vụ việc nào?
1. Quy định Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1.1. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động chịu sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của cơ quan nào?
Vị trí và chức năng của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 1 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
– Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ là giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác quản lý về việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; Tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với tổ chức, cơ quan, cá nhân nằm trong phạm vi quản lý nhà nước theo các ngành hoặc lĩnh vực của Bộ; Thực hiện việc thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cơ quan, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Giải quyết tố cáo, khiếu nại và phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
– Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp bởi bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời chịu sự chỉ đạo về hướng dẫn công tác về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
– Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động độc lập và được mở tài khoản theo quy định của luật. Trụ sở hoạt động của thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dưới sự quản lý, điều hành, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời chịu sự chỉ đạo về hướng dẫn công tác về tổ chức nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1.2. Lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ai bổ nhiệm?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về lãnh đạo của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau:
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm Chánh Thanh tra sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh thanh tra sẽ chịu trách nhiệm trước trước Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước pháp luật về hoạt động của Thanh tra Bộ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Nhiệm vụ của Phó Chánh Thanh tra là giúp việc cho Chánh Thanh tra thực hiện việc theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác dựa trên sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công.
1.3. Cơ cấu của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:
– Cơ quan Thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra các cấp Bộ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bao gồm: Tổng cục lâm nghiệp; Tổng cục thủy lợi; Tổng cục Thủy sản; Cục bảo vệ thực vật; Cục trồng trọt; Cục thú y; Cục chăn nuôi; Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục chế biến nông, lâm thủy sản và nghề muối; Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; Chi cục chăn nuôi và thú y; Chi cục kiểm lâm; Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật; Chi cục thủy lợi; Chi cục thủy sản; Chi cục phát triển nông thôn và chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản.
Về hoạt động thanh tra hành chính, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiến hành thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Riêng với thanh tra chuyên ngành lĩnh vực thủy sản sẽ thực hiện thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành về phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý đều thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Căn cứ vào Điều 5
– Dưới sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành tham gia hoặc chủ trì việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .
– Tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, tố cáo và giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn công tác thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức được giao thực hiện cộng tác viên thanh tra.
– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Thực hiện việc tổng hợp và báo cáo kết quả về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Yêu cầu Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về công tác hực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Định kỳ thực hiện việc tổng kết, rút kinh nghiệm về thực hiện công tác thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phòng chống tham nhũng?
Đối với công tác phòng, chống tham nhũng của thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014.
Thanh tra Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 15 của Luật Thanh tra năm 2022; Điều 63 Luật Khiếu nại năm 2021; Điều 32 Luật Tố cáo năm 2020; Điều 7, Điều 65, Điều 81 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2020 và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
– Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống tham nhũng;
– Cùng với các tổ chức, cơ quan khác trong việc phát hiện các hành vi tham nhũng. Tổ chức việc kiểm tra, thanh tra và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những đối tượng có hành vi tham nhũng;
– Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị hoặc cơ quan trực thuộc Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ về việc phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tham nhũng theo quy định của luật.
4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thanh tra lại những vụ việc nào?
Tại khoản 1 Điều 33
Các vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc vụ việc do Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng bị phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật và được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Các văn bản pháp sử dụng trong bài viết
Luật Phòng, chống tham nhũng 2020
Văn bản hợp nhất Luật Khiếu nại năm 2021;
Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH Luật Tố cáo năm 2020;
Luật Thanh tra năm 2022;
Nghị định 47/2015/NĐ-CPvề tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014.