Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
I. Dấu hiệu pháp lý.
1. Mặt khách quan.
Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
– Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực: Là nhóm các hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe nếu không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội bao gồm 02 loại hành vi chính là hành vi đe dọa và hành vi sẽ dùng vũ lực. Việc đe dọa làm cho người bị đe dọa tuy có nhiều thời gian để suy nghĩ nhưng trước sức mạnh của việc đe dọa đã làm cho người bị đe dọa cảm thấy sẵn sàng sẽ bị dùng vũ lực nếu không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội.
– Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, mà chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:
+ Đe họa hủy hoại tài sản của người bị đe dọa;
+ Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;
+ Đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín…
Tất các các hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực như nói trên phải vì mục đích là chiếm đoạt tài sản, còn vì mục đích khác thì không phải là tội này.
2. Mặt chủ quan.
Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra).
Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là “nhằm chiếm đoạt tài sản”. Trong mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản nhà làm luật không quy định “cưỡng đoạt tài sản” là hành vi khách quan của tội phạm mà quy định ‘cưỡng đoạt tài sản” là dấu hiệu mục đích phạm tội trong mặt chủ quan của tội phạm. Vì vậy, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Chủ thể.
Về chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn các dấu hiệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi theo quy định của Bộ luật hình sự.
4. Khách thể.
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ sở hữu, bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ tài sản. Bên cạnh đó, hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản còn xâm phạm đến quyền nhân thân của nạn nhân.
II. Hình phạt đối với tội Cưỡng đoạt tài sản.
Tùy vào từng hành vi cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người phạm tội sẽ phải chịu những khung hình phạt khác nhau. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau:
– Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.