Hệ thống pháp luật Anglo - Saxon là hệ thống pháp luật có sử dụng án lệ như hình thức pháp luật thông dụng bên cạnh luật do nghị viện làm ra. Nguồn gốc và đặc điểm của hệ thống pháp luật Anglo - Saxon như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguồn gốc hệ thống pháp luật Anglo – Saxon:
Hệ thống pháp luật Anglo-Saxon (Anglo – Saxon legal family) là hệ thống pháp luật có sử dụng án lệ như hình thức pháp luật thông dụng bên cạnh luật do nghị viện làm ra. Có tài liệu gọi hệ thống pháp luật Anglo – Saxon là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, còn có tài liệu gọi là hệ thống pháp luật án lệ “common law”.
Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật Common law) gắn liền với lịch sử Common law của nước Anh. Cụ thể như sau:
– Trước thế kỉ V, nước Anh đã từng bị xâm lược bởi đế quốc La Mã. Trong gần bốn thế kỉ phải chịu sự cai trị của La Mã, không giống như cách La Mã đã cai trị các quốc gia châu Âu còn lại, Anh không bị áp đặt bởi Luật La Mã. Điều này cũng chủ yếu là do nội dung pháp luật dân sự La Mã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của Anh lúc bấy giờ, lúc đó là nền kinh tế hàng đổi hàng. Mặc khác, cũng chính nhờ vào các yếu tố địa lý cũng như yếu tố con người (tính bảo thủ) mà sự xâm chiếm này cũng đã không tác động nhiều đến sự phát triển của hệ thống pháp luật này.
– Nguồn gốc pháp luật chủ yếu dựa trên nền tảng pháp luật Anh cổ (Anglo – Saxong) với các tập quán được hình thành từ sự phát triển của cộng đồng.
– Như đã đề cập ở trên, cho dù Anh quốc đã từng bị đế quốc La Mã cai trị nhưng dường như không có dấu vết ảnh hưởng quan trọng của Luật La Mã ở trong pháp luật Anh.
– Sau khi La Mã suy tàn, nước Anh đã chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ có những hệ thống pháp luật bao gồm dù ít hay nhiều những quy định mang tính địa phương.
– Sau khi một nhà nước chuyên chế thống nhất được hình thành vào giai đoạn đầu của thế kỷ 11, tại Anh sau đó đã xuất hiện 3 tòa, mà trong một chừng mực nào đó có thẩm quyền chồng chéo với nhau, đó là: Tòa Tài chính, Tòa Hoàng gia và Tòa chuyên những vụ kiện chung. Với ưu thế về sự hiện đại, tính hiệu quả và nhận được nhiều sự ưa chuộng, các thẩm phán Hoàng gia trở thành “thẩm phán lưu động”, họ được đi khắp đất nước để xét xử những vụ việc nhưng vẫn giữ chỗ ở thường xuyên về mùa đông tại Luân Đôn. Khi họ đi xét xử lưu động khắp đất nước, các thẩm phán Hoàng gia cũng đã làm quen được với các tập quán pháp khác nhau và mỗi khi gặp nhau tại Luân Đôn họ cũng thường thảo luận với nhau, so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của chúng. Dần dà, điều này đã đưa đến kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn những quy định pháp luật giống nhau trên khắp đất nước và thế là hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật Common law) ra đời.
– Các thẩm phán trong quá trình giải quyết những vụ việc của mình chủ yếu dựa trên các tập quán này để giải quyết. Chính họ là những người đã tạo ra hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) trong quá trình xét xử lưu động ở những địa phương trên toàn Anh quốc bằng việc thỏa thuận áp dụng thống nhất một số các tập quán địa phương được lựa chọn và nâng cấp các tập quán đó lên thành tập quán quốc gia. Tuy nhiên, sau khi hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) đã được hình thành, thay vì áp dụng tập quán pháp, những thẩm phán hoàng gia đã áp dụng án lệ trong quá trình xét xử trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc tiền lệ pháp (Rule of Precedent). Sau khi hình thành ở Anh quốc thì hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) đã lan sang khắp các châu lục từ châu Phi, châu Mỹ cho đến châu Úc, châu Á và hình thành nên hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law). Hệ thống này chủ yếu được mở rộng bằng con đường thuộc địa hóa của Hoàng gia Anh.
2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Anglo – Saxon:
Hệ thống pháp luật Anglo – Saxon mang những đặc điểm sau:
2.1. Thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống:
Anglo – Saxon (hay còn gọi là Common law) là dòng họ pháp luật trong đó hệ thống pháp luật trực thuộc ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệ như là một nguồn luật chính thống tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết tiền lệ pháp ở những hệ thống pháp luật này đều ít nhiều chi phối về hệ thống tòa án lệ theo hướng: những phán quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới ở trong quá trình xét xử chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử những vụ hiện tại. Học thuyết này được triển khai áp dụng trên thực tế thông qua việc xuất bản những phán quyết của tòa án có giá trị ràng buộc để tạo ra điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống và đáng tin cậy cho việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại những tòa án trên toàn quốc trong công tác xét xử.
2.2. Thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật:
Thẩm phán trong các hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) đóng vai trò rất quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển những quy phạm pháp luật. Nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh, cội nguồn của dòng họ common law (Anglo – Saxon) có thể thấy:
– Pháp luật Anh không được pháp điển hóa như pháp luật của các nước thuộc dòng họ civil law;
– Nước Anh không có những bộ luật chứa đựng toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù nào đó.
2.3. Không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư:
Nhìn chung, các hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư như ở trong dòng họ civil law, trừ hệ thống pháp luật Anh. Tuy nhiên, về sự phân biệt giữa luật công và luật tư ở Anh không có cùng mục đích như ở các nước thuộc dòng họ civil law.
2.4. Chế định ủy thác:
Chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) là chế định ủy thác – chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, được ra đời do hoàn cảnh lịch sử riêng có của nước Anh.
2.5. Mức độ ảnh hưởng:
Sau khi hình thành ở Anh quốc, hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) đã lan sang khắp các châu lục từ châu Phi, châu Mỹ cho tới châu Úc, châu Á và làm thành dòng họ common law, là một trong hai dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới. Sự bành trướng của hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) của Anh diễn ra trong suốt quá trình Hoàng gia Anh thực hiện các chính sách thuộc địa hóa. Cụ thể, mức độ ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (hệ thống pháp luật common law) không giống nhau và có thể chia các thuộc địa đó thành hai nhóm:
Một là những miền đất trước khi người Anh xâm chiếm chưa có người sinh sống hoặc là chỉ có thổ dân sinh sống nhưng chưa có cuộc sống văn minh. Anglo – Saxon mà thực dân Anh đưa vào các thuộc địa này được tiếp nhận một cách tự nhiên. Các thuộc địa này thường có hệ thống pháp luật rất gần gũi với hệ thống pháp luật Anh.
Hai là những miền đất trước khi người Anh chinh phục đã có thủ lĩnh bản địa hoặc là đã từng là thuộc địa của một cường quốc châu Âu, nay người Anh đã giành được hoặc đã được chuyển nhượng. Đối với những thuộc địa này, người Anh áp dụng các chính sách kiên định là tiếp tục duy trì pháp luật và thậm chí là cả hệ thống tòa án bản địa chứ không thay thế bằng Anglo – Saxon (common law) của Anh. Ví dụ, khi người Anh thế chân người Pháp ở Bắc Mỹ thì người Anh đã phải thừa nhận người Bắc Mỹ gốc Pháp sống ở lưu vực sông St.Lawrence sẽ có quyền tiếp tục áp dụng luật tư của họ được xây dựng dựa trên tập quán Pháp Pais; tương tự như vậy, khi thế chân người Hà Lan ở Châu Phi, người Anh cũng đã không thay thế Luật Hà Lan (thuộc về dòng họ Civil Law) đã và đang áp dụng tới thời điểm đó ở miền đất này bằng Common Law của Anh; và rồi sau khi Ấn Độ và nhiều nước Châu Phi trở thành thuộc địa của Anh thì người Anh cũng không thay thế luật Hồi giáo, luật Hindu và những tập quán bất thành văn của người Phi bằng Common Law của Anh…Điều đó đã lý giải tại sao một số thuộc địa của Anh ngày nay và một số gia đã từng là thuộc địa của Anh lại có một hệ thống pháp luật không thuộc dòng họ Common Law.