Kiểm định chất lượng công trình xây dựng để đánh giá mức độ an toàn và chất lượng của công trình sau quá trình thi công và đưa công trình vào sử dụng trên thực tế. Vậy cách tính chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp cần kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Kiểm định chất lượng công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng bất kỳ một công trình nhất định nào đó trên thực tế. Trong một số trường hợp nhất định thì các chủ đầu tư cần phải tiến hành hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng định kỳ hoặc đột xuất. Có thể kể đến một số trường hợp cần phải tiến hành hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng cụ thể như sau:
– Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng;
– Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng;
– Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
– Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng;
– Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
– Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật,
– Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng, tức là công trình thi công đó không đáp ứng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
– Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (thường được viết tắt là PPP);
– Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
– Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
– Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì … hoặc một số trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
Nhìn chung thì nội dung của quá trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng như sau:
– Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
– Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
– Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
2. Cách tính chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, có ghi nhận cụ thể về chi phí kiểm định công trình xây dựng. Theo đó thì khi tính chi phí kiểm định công trình xây dựng sẽ cần phải dựa trên dự toán theo quy định của pháp luật. Cụ thể được ghi nhận như sau:
– Chi phí kiểm định công trình xây dựng sẽ được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, và phù hợp với nội dung cũng như phù hợp với khối lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết giữa các bên, quá trình xác định chi phí kiểm định công trình xây dựng cũng phải phù hợp với đề cương kiểm định đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Trong quá trình thi công công trình xây dựng trên thực tế thì các chủ thể được xác định là nhà thầu thiết kế xây dựng và các nhà thầu giữ vai trò trong hoạt động thi công công trình xây dựng, các nhà thầu cung ứng và sản xuất sản phẩm xây dựng trên thực tế, các chủ thể được xác định là nhà thầu khác có liên quan trong quá trình thi công công trình xây dựng phải chịu chi phí thực hiện hoạt động kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Còn đối với các trường hợp còn lại, thì chi phí thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng sẽ được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình trên thực tế;
– Các chủ thể được xác định là người sở hữu và người quản lý sử dụng công trình hợp pháp trên thực tế sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hoạt động chi trả chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong quá trình khai thác và sử dụng công trình đó. Trong trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan khác thì các tổ chức và cá nhân đó sẽ phải chịu toàn bộ chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng tương ứng với lỗi do mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, căn cứ theo điều luật nêu trên thì chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng sẽ được tính và xác lập bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với các quy định khác của pháp luật có liên quan, phù hợp với nội dung và khối lượng công việc theo hợp đồng đã được các bên ký kết, phù hợp với đề cương kiểm định được phê duyệt bởi chủ thể có thẩm quyền.
3. Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Nhìn chung thì quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên thực tế sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Tiến hành hoạt động lựa chọn lĩnh vực kiểm định xây dựng sao cho phù hợp với công trình xây dựng trên thực tế. Có thể là kiểm định chất lượng công trình, xác định nguyên nhân hư hỏng của công trình xây dựng, xác định thời hạn sử dụng của các bộ phận công trình xây dựng, thực hiện hoạt động kiểm định công trình xây dựng nhằm mục đích xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong tương lai, kiểm định chất lượng về vật liệu công trình xây dựng và kết cấu công trình xây dựng … hoặc một số lĩnh vực kiểm định công trình xây dựng khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiến hành hoạt động lựa chọn tổ chức kiểm định công trình xây dựng sao cho đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật. Tổ chức được lựa chọn để tiến hành hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng phải đắp ứng đầy đủ năng lực theo quy định của pháp luật và phù hợp với lĩnh vực kiểm định của công trình đó, quá trình lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng phải được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức kiểm định đó trên trang thông tin điện tử, cả dân chủ chỉ kiểm định phải có năng lực và điều kiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với lĩnh vực kiểm định công trình xây dựng. Trong trường hợp kiểm định chất lượng theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm định theo yêu cầu của chủ đầu tư và chủ sở hữu, kiểm định chất lượng công trình xây dựng theo yêu cầu của người quản lý hoặc sử dụng công trình thì cần phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan và chủ quan có yêu cầu. Ngoài ra, tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng phải đắp ứng yêu cầu độc lập về mặt pháp lý và độc lập về mặt tài chính với chủ đầu tư, phải độc lập với các nhà thầu khảo sát công trình xây dựng và các nhà thầu thiết kế thi công công trình xây dựng, các nhà thầu cung ứng vật tư và thiết bị cho công trình xây dựng, quản lý dự án và giám sát thi công công trình xây dựng trên thực tế.
Bước 3: Các tổ chức kiểm định sẽ tiến hành hoạt động lập đề cương kiểm định để trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và chấp thuận. Nhìn chung thì để cương kiểm định sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
– Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;
– Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
– Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định; phòng thí nghiệm và thiết bị được sử dụng để thực hiện kiểm định (nếu có);
– Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm định;
– Tiến độ thực hiện kiểm định;
– Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.
Bước 4: Các đối tượng được xác định là chủ đầu tư và chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hợp pháp trên thực tế sẽ tiến hành hoạt động tổ chức phê duyệt đề cương và dự án chi phí kiểm định. Tổ chức kiểm định thực hiện đề cương kiểm định đã được phê duyệt bởi chủ thể có thẩm quyền và lập báo cáo kết quả kiểm định để trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, trình lên chủ đầu tư và chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hợp pháp. Nhìn chung thì báo cáo kết quả kiểm định sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
– Căn cứ thực hiện kiểm định;
– Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;
– Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;
– Các kết quả thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;
– Kết luận về những nội dung theo yêu cầu của đề cương kiểm định được phê duyệt và các kiến nghị (nếu có).
Bước 5: Các đối tượng được xác định là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và người quản lý sử dụng công trình hợp pháp, các tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng sẽ tiến hành nghiệm thu báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công trình xây dựng và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng.
4. Quy định về phân loại và phân cấp công trình xây dựng:
Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, có quy định về phân loại và phân cấp công trình xây dựng như sau:
– Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
– Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, công năng sử dụng của công trình có thể được tạo ra bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độc lập hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trình nằm trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục công trình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.