Sang tên sổ đỏ là thủ tục vô cùng quan trọng trong quá trình mua bán, chuyển nhượng ... hoặc thậm chí là thừa kế bất động sản. Vậy thì, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục sang tên sổ đỏ từ người chồng đã qua đời sang cho vợ?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang cho vợ theo quy định pháp luật:
1.1. Chồng qua đời thì vợ có được hưởng thừa kế của chồng không?
Thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh gắn liền với sự kiện một cá nhân chết và có tài sản để lại vì vậy có thể hiểu thừa kế là sự chuyển dịch tài sản từ người đã chết cho người còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Từ đó tài sản được chuyển dịch từ người này sang người khác đảm bảo về tính nguồn gốc và sự chuyển giao, luân chuyển cũng như ý nghĩa kinh tế của tài sản. Xét một cách tổng quát thì thừa kế là sự phản ánh chế độ xã hội và sự phát triển kinh tế – xã hội qua từng thời kỳ, vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan với nội dung là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người còn sống theo những quy định, quy tắc do con người đặt ra. Khi xã hội có Nhà nước, thừa kế là một phạm trù pháp luật, phản ánh nền kinh tế, chính trị xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, thể hiện sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người còn sống theo các quy định của pháp luật.
Thừa kế quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống. Ở Việt Nam, với đặc thù đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất một lần nữa khẳng định quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt. Với tư cách tư liệu sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng, các chế định về thừa kế quyền sử dụng đất trước tiên nhằm điều chỉnh các quan hệ về thừa kế quyền sử dụng đất và đảm bảo tính ổn định, lâu dài trong việc sử dụng, khai thác quyền sử dụng đất của các chủ thể, gắn kết con người với đất đai mà đặc biệt là đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam khi có sự kiện pháp lý là người sử dụng đất chết. Nhìn chung, quan hệ thừa kế đối với các loại tài sản thông thường là không có sự khác biệt nhưng đối với tài sản là đất đai thì quan hệ thừa kế này có những khác biệt đặc trưng vì quan hệ thừa kế là một loại quan hệ pháp luật đặc thù gắn với một loại tài sản đặc thù là đất đai. Đặc điểm cơ bản của thừa kế quyền sử dụng đất chính là tài sản, là quyền sử dụng đất – đối tượng và cũng là đích đến của quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất.
Vì vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, quyền sử dụng đất cũng là một trong những di sản thừa kế mà người mất để lại. Trong trường hợp chồng qua đời thì vợ cũng sẽ thuộc hàng thừa kế và được hưởng thừa kế của người chồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo đó thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, thì người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng. Do đó sau khi chồng qua đời mà không để lại di chúc thì người vợ luôn được xác định là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật, còn nếu như người chồng để lại di chúc nhưng trong di chúc đó không có tên người vợ thì vợ vẫn sẽ được hưởng thừa kế của người chồng, do vợ là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
1.2. Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang cho vợ:
Theo như phân tích ở trên thì sau khi chồng qua đời, vợ là một trong những người thừa kế sẽ được hưởng di sản mà người chồng để lại. Trong nhiều trường hợp di sản của chồng được xác định là bất động sản, thì tuỳ vào từng trường hợp khác nhau để có thể đưa ra được những thủ tục và trình tự sang tên sổ đỏ từ người chồng đã mất sang cho người vợ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp người chồng qua đời, người vợ còn sống và người vợ được xác định là người duy nhất được ở di sản thừa kế sang tên sổ đỏ. Thì thủ tục sang tên sổ đỏ trong trường hợp này từ người chồng đã qua đời sang cho người vợ sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Làm thủ tục khai tử tại Tư pháp cấp xã phường.
Bước 2: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế mà chồng để lại. Nhìn chung thì cần phải chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất (theo mẫu do pháp luật quy định);
– Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế;
– Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật;
– Đơn đề nghị của người nhận thừa kế (theo mẫu theo mẫu do pháp luật quy định);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất;
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân.
Bước 3: Liên hệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là văn phòng công chứng để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Thứ hai, trong trường hợp người vợ còn sống và người chồng đã qua đời, tuy nhiên người vợ không phải là người thừa kế duy nhất được ở di sản thừa kế sổ đỏ. Trong trường hợp này thì thủ tục sang tên sổ đỏ từ người chồng đã mất xong vợ sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Làm thủ tục khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tư pháp cấp xã phường.
Bước 2: Làm
Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ có thể bao gồm: Bản sao giấy chứng tử của người chồng đã qua đời,
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, nếu như trong trường hợp người chồng qua đời nhưng không để lại di chúc đồng thời người vợ còn sống nhưng cũng không phải là người thừa hưởng di sản duy nhất, bên cạnh người vợ thì có rất nhiều đồng thừa kế khác. Trong trường hợp này nếu như những người đồng thừa kế không tặng cho phần di sản thừa kế của mình cho người vợ thì quá trình sang tên sẽ tùy thuộc vào những người đồng thừa kế đó. Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng đã qua đời có thể diễn ra vô cùng phức tạp bởi vì ý chí của những đồng thừa kế có thể khác nhau. di sản của người chồng sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế, trong trường hợp này, các loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho người vợ được ghi nhận như sau:
2. Những nghĩa vụ tài chính khi sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang cho vợ:
Trong quá trình thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ người chồng đã qua đời, thì người vợ cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo đó thì người vợ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và phí theo quy định của pháp luật. Thuế sẽ được nộp tại Chi cục thuế cấp quận huyện. Cụ thể như sau:
– Mức thuế được tính bao gồm, thuế thu nhập cá nhân 2%;
– Lệ phí trước bạ, có công thức như sau: Tiền lệ phí phải nộp = Diện tích đất x giá đất x 0,5%;
– Lệ phí thẩm định hồ sơ, mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tuy nhiên tối thiểu sẽ là 100.000 đồng và tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);
– Ngoài ra còn có phí địa chính khoảng 15.000 nghìn đồng/hồ sơ, phí cấp đổi sổ mới khoảng 300.000 đến 500.000 nghìn đồng/mỗi phôi sổ đỏ.
3. Quy định về thời gian sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang cho vợ:
Căn cứ theo quy định tại
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 105 của
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
–