Trong công việc hoạt động tại công ty, có thể xuất hiện một số việc riêng của cá nhân khiến người lao động muốn xin nghỉ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mẫu biên bản thỏa thuận nghỉ việc không lương.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương:
- 2 2. Pháp luật có quy định về chế độ nghỉ việc không hưởng lương không?
- 3 3. Người lao động xin nghỉ không lương có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- 4 4. Không cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương có bị phạt không?
- 5 5. Thời gian người lao động xin nghỉ việc không lương có được tính phép năm không?
1. Mẫu biên bản thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương:
Tên công ty: …. Số: …. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….Ngày …. Tháng …. Năm …. |
THỎA THUẬN NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
– Căn cứ Khoản 3 Điều 115
– Căn cứ Điều 38
– Căn cứ Khoản 3 Điều 85
– Căn cứ hợp đồng lao động giữa …. (tên đơn vị) và ông (bà) … ký ngày ….;
– Xét đơn xin nghỉ việc không hưởng lương ngày … của ông (bà) … (chức danh, phòng ban đang công tác) (nếu có);
– Xem xét tình hình hoạt động thực tế tại công ty.
THỎA THUẬN:
Điều 1: Đồng ý cho ông (bà) nghỉ việc không hưởng lương kể từ ngày ….. đến hết ngày ….. Ông (bà) ….. có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ….. (nơi người lao động đang công tác).
Điều 2: Trong nghỉ việc không hưởng lương, ông (bà) ….. không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ ….. (tên đơn vị). ….. (tên đơn vị) có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà) ….. đến hết ngày …..
Điều 3: Hết thời hạn nghỉ việc không hưởng lương, ông (bà) ….. phải có mặt tại ….. (tên công ty). Trong trường hợp quá 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương hết hiệu lực, ông (bà) không có mặt tại ….. (tên đơn vị) mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động theo quy định tại điều 38
Điều 4: Hết thời gian nghỉ việc không hưởng lương, ….. (tên đơn vị) có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà) ….. phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của ….. (tên đơn vị). Trong trường hợp ông (bà) ….. không đồng ý với sự phân công của ….. (tên đơn vị), hai bên thực hiện chấm dứt Hợp đồng lao động.
NGƯỜI LAO ĐỘNG (Ký và ghi rõ họ tên)
| NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn cách viết:
Biên bản thỏa thuận về việc nghỉ không lương phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Tên loại đơn, trong trường hợp này là Biên bản thỏa thuận xin nghỉ việc không lương.
– Phải điền đầy đủ thông tin của người làm đơn, bao gồm: Họ tên, Mã nhân viên (nếu có), chức vụ, phòng ban và địa chỉ liên hệ khi cần thiết.
– Thời gian nghỉ phép không lương: Ghi rõ thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày tháng năm nào và kết thúc vào ngày tháng năm nào.
– Lý do nghỉ phép không lương: Ghi rõ lý do nghỉ phép của bạn, lý do càng hợp lý thì biên bản thỏa thuận nghỉ việc không lương càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.
– Nội dung bàn giao công việc: Ghi rõ thông tin người tạm thời tiếp nhận, xử lý công việc của bạn trong thời gian bạn nghỉ (họ tên, phòng ban, bộ phận, thông tin liên lạc), các công việc bàn giao…
– Ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.
2. Pháp luật có quy định về chế độ nghỉ việc không hưởng lương không?
2.1. Những trường hợp người lao động xin nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động:
Cụ thể theo Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
– Đối với những trường hợp xin nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động bao gồm:
+ Người lao động được nghỉ việc có hưởng lương 03 ngày khi người lao động kết hôn.
+ Người lao động được nghỉ việc có hưởng lương 01 ngày khi con của người lao động kết hôn.
+ Người lao động được nghỉ việc có hưởng lương 03 ngày trong trường hợp có người thân trong nhà là vợ, chồng; cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ; cha, mẹ chồng; cha, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi qua đời.
Như vậy, người lao động thuộc một trong các trường hợp trên có thể xin nghỉ việc mà vẫn hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước khi nghỉ.
2.2. Những trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng nhưng không được hưởng lương và phải thông báo với người sử dụng lao động:
– Đối với trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng nhưng không được hưởng lương và phải thông báo với người sử dụng lao động, bao gồm:
+ Người lao động được nghỉ việc 01 ngày không hưởng lương khi trong nhà có người thân là ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội, anh, chị, em, ruột qua đời; hoặc khi bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn. Trước khi nghỉ người lao động phải thực hiện thông báo đến người sử dụng lao động được biết.
+ Trong trường hợp vì những lý do khác thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy người lao động có thể xin nghỉ không hưởng lương trong 02 trường hợp:
– Một là liên quan đến công việc của người thân trong nhà đã được pháp luật quy định cụ thể;
– Hai là do thỏa thuận với người sử dụng lao động.
3. Người lao động xin nghỉ không lương có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Tuy pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động. tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình.
Theo quy định tại Điều 85
Như vậy người lao động nếu nghỉ việc không hưởng lương nhiều hơn 14 ngày trong tháng thì tháng đó công ty sẽ không đóng bảo hiểm xã hội, và doanh nghiệp cũng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, và tháng nghỉ việc này sẽ được coi là tháng không tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
4. Không cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương có bị phạt không?
Nếu chủ doanh nghiệp, công ty không cho người lao động nghỉ việc không hưởng lượng thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể là căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì khi chủ doanh nghiệp, chủ công ty, người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
– Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định của pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tới 5 triệu đồng (trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tới 10 triệu đồng).
5. Thời gian người lao động xin nghỉ việc không lương có được tính phép năm không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có quy định:
Thời gian nghỉ việc không hưởng lương của người lao động nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
Theo quy định trên thì thời gian nghỉ không lương của người lao động nếu có sự đồng ý của công ty /chủ doanh nghiệp thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý đó là thời gian nghỉ không lương phải đảm bảo cộng dồn không quá 1 tháng trong năm thì mới được tính số ngày phép năm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.