Bảo hành công trình xây dựng là một trong những công tác cuối cùng khi nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ vào sử dụng trên thực tế. Vậy, quy định về lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được ghi nhận với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để doanh nghiệp lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng:
Bảo hành công trình xây dựng sau khi bàn giao cho người sử dụng là nghĩa vụ bắt buộc mà các doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện đối với khách hàng. Các doanh nghiệp khi làm tốt công tác này không chỉ xây dựng được sự uy tín cho doanh nghiệp mình mà còn đảm bảo chất lượng cho những công trình mà doanh nghiệp đã tham gia thi công.
Hiện nay, bảo hành công trình được hiểu là sự cam kết của nhà thầu về những công trình mà nhà thầu tham gia thi công. Nhà thầu có trách nhiệm trong việc khắc phục và sửa chữa trong một thời gian nhất định khi công trình xảy ra những hư hỏng khiếm khuyết. Trong khoảng thời gian này khi cá nhân sử dụng, đang khai thác công trình xây dựng mà xuất hiện những trục trặc hoặc những lỗi nhỏ trong quá trình xây dựng thì nhà thầu có trách nhiệm tiến hành công tác bảo hành công trình xây dựng. Thông thường, để tiến hành quá trình bảo hành công trình xây dựng thì các cá nhân cần lập nên bản dự phòng bảo hành công trình xây dựng trước khi thực hiện. Theo đó, điều kiện để lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng phải tuân thủ những nội dung được ghi nhận tài Khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
Đối tượng và những điều kiện để được lập dự phòng là những sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng mà doanh nghiệp có tham gia thực hiện việc bán hoặc đã cung cấp bàn giao cho người mua. Quá trình bảo hành chỉ diễn ra trong một thời hạn nhất định và trong thời hạn này doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm tiếp tục sửa chữa hoàn thiện bảo hành theo đúng hợp đồng cam kết và các bên đã thỏa thuận ban đầu. Như vậy các doanh nghiệp lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng sau khi đã thực hiện bàn giao cho người mua và còn trong thời hạn bảo hành về công trình thi công này.
2. Quy định về việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng:
Về trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được quy định tại khoản 2,3, Khoản 4 Điều 7 Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
+ Hàng năm các doanh nghiệp có trách nhiệm giám sát và đưa ra dự kiến mức tổn thất để lập nên bản trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng đã được đưa vào sử dụng. Quá trình tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng cung cấp trong năm phải có sự cam kết bảo hành rõ ràng;
+ Đề cập đến tổng mức trích lập dự phòng bảo hành: thông thường tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng sẽ thực hiện theo cam kết với khách hàng. Tuy nhiên sẽ không được quá mức tối đa là 5% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với những sản phẩm hàng hóa dịch vụ này. Ngoài ra, mứctrích lập dự phòng bảo hành cũng không được quá 5% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng;
– Để quản lý được toàn bộ khoản dự phòng bảo hành thì sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng thì doanh nghiệp nên tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào một bản liệt kê chi tiết để ghi nhận các thông tin. Ý nghĩa của việc thành lập bảng kê chi tiết giúp cho việc hạch toán vào chi phí doanh nghiệp trong kỳ diễn ra dễ dàng hơn, dễ nắm bắt thông tin;
– Căn cứ vào tình hình thực tế, trong quá trình tiêu thụ bàn giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng và những cam kết bảo hành được ghi nhận trong hợp đồng hoặc các văn bản quy định liên quan doanh nghiệp sẽ thực hiện việc trích lập dự phòng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và khoản 3 của Điều 7 Thông tư 48/2019/TT-BTC tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, cụ thể như sau:
+ Tiến hành đối chiếu đối với bạn trích lập báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán nếu nhận thấy số dự phòng phải trích lập hằng số dư tài khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng trong giai đoạn trước thì doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, công trình xây dựng;
+ Trong trường hợp số dự phòng phải thiết lập có giá trị thấp hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng đã tiến hành trích lập ở các báo cáo năm trước ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và liệt kê phí đó vào trong kỳ;
+ Như đã biết, thời hạn bảo hành chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định khi hết thời hạn bảo hành nếu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, công trình xây dựng không bắt buộc phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành của sản phẩm, hàng hóa ,dịch vụ, công trình xây dựng có giá trị lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dư còn lại sẽ được hoàn nhập và thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. Theo đó, hằng năm các doanh nghiệp sẽ lập báo cáo tài chính dựa trên tình hình tiêu thụ bàn giao công trình xây dựng và những cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định có liên quan để hỗ trợ việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng.
3. Nguyên tắc khi doanh nghiệp trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng:
Tại Điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định về nguyên tắc chung khi trích lập các khoản dự phòng như sau:
Để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau thì các khoản dự phòng quy định tại thông tư này sau khi được tính vào chi phí sẽ được loại bỏ đi khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo hàng năm; Việc trích lập các khoản dự phòng cũng phải đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh đầy đủ giá trị hàng tồn kho các khoản đầu tư mà giá trị không cao hơn giá trên thị trường; Đồng thời giá trị của các khoản nợ phải thu không được lớn hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm doanh nghiệp lập báo cáo tài chính năm;
– Doanh nghiệp tiến hành trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng trong thời điểm lập báo cáo tài chính năm;
– Để hạn chế tối đa các rủi ro trong kinh doanh thì các tổ chức, doanh nghiệp cần xem xét quyết định việc xây dựng quy chế liên quan đến quản lý vật tư hàng hóa quản lý danh mục đầu tư quản lý vấn đề về công nợ; Đồng thời phải quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận từng người trong việc theo dõi quản lý vật tư hàng hóa các khoản đầu tư thu hồi công nợ đảm bảo sự minh bạch rõ ràng.
– Trường hợp không tiến hành lập dự phòng bảo hành là khi doanh nghiệp có các khoản đầu tư ra nước ngoài.
Đáng lưu ý về dự phòng bảo hành công trình xây dựng:
+ Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
+ Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai. Trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn. Thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng. Và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
+ Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng thì khoản được bồi hoàn từ bên thứ 3 ghi nhận vào thu nhập khác.
4. Thời hạn bảo hành công trình xây dựng:
Hiện nay, thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình công trình xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp sẽ được tính kể từ khi chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định:
– Đối với những công trình cấp đặc biệt và cấp 1 có sử dụng nguồn vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì thời hạn bảo hành công trình xây dựng không được ít hơn 24 tháng;
– Đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc bảo hành cũng không ít hơn 12 tháng;
Mỗi cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD quy định về việc phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng được căn cứ theo hợp đồng xây dựng. Theo đó, khi các thiết bị công trình thiết bị công nghệ nằm trong thời hạn bảo hành thì thời gian này không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác đặt vận hành thiết bị và trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư 06/2021/TT-BXD Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;