Thực tế hiện nay, việc lấn chiếm hay cản trở ngõ đi chung diễn ra rất thường xuyên vì nhiều lý do khác nhau. Vậy hành vi lấn chiếm, cản trở ngõ đi chung bị xử phạt thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Hành vi lấn chiếm, cản trở ngõ đi chung bị xử phạt thế nào?
1.1. Mức xử phạt hành vi lấn chiếm ngõ đi chung:
Hành vi lấn chiếm ngõ đi chung là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi lấn ngõ đi chung được hiểu là người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mục đích tăng diện tích đất mà không có cơ sở hợp pháp.
Còn chiếm ngõ đi chung được hiểu là hành vi người sử dụng đất thực hiện một trong các hành vi bao gồm:
+ Tự ý sử dụng ngõ đi chung thuộc quyền sử dụng hợp pháp chung của những cá nhân hoặc tổ chức khác mà không được cho phép.
+ Tự ý sử dụng lối đi chung không được phép của cơ quan quản lý nhà nước.
Hành vi lấn chiếm ngõ đi chung cũng chính là hành vi lấn chiếm đất đai. Tùy vào mức độ hành vi vi phạm, cá nhân, hộ gia đình có hành vi lấn chiếm ngõ đi chung bị xử phạt như sau:
Trường hợp 1: lấn chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn:
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta: xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: xử phạt từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta: xử phạt từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên: xử phạt từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Trường hợp 2: lấn chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
+ Đối với diện tích đất lấn chiếm dưới 0,05 héc ta: xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: xử phạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta: xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn chiếm từ 01 héc ta trở lên: xử phạt từ 50 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
Trường hợp 3: lấn chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta: xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta: xử phạt từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: xử phạt từ 15 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: xử phạt từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: xử phạt từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
+ Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên: xử phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Trường hợp 4: lấn chiếm phi nông nghiệp:
+ Đối với diện tích lấn chiếm dưới 0,05 héc ta: xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với diện tích lấn chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: xử phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
+ Đối với diện tích lấn chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: xử phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
+ Đối với diện tích lấn chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: xử phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
+ Đối với diện tích lấn chiếm từ 01 héc ta trở lên: xử phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Trường hợp 5: Hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại các trường hợp trên. Tuy nhiên, mức phạt tối đa đối với cá nhân không quá 500 triệu đồng; đối với tổ chức không quá 1 tỷ đồng.
Trường hợp 6: hành vi lấn chiếm thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước: mức xử phạt căn cứ theo lĩnh vực tương ứng.
– Ngoài bị phạt tiền, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất: buộc đăng ký đất đai.
+ Đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất: Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất.
+ Nộp lại số tiền hợp pháp bất hợp pháp.
1.2. Mức xử phạt đối với hành vi cản trở ngõ đi chung:
Nếu cá nhân, hộ gia đình nào có hành vi cản trở lối đi chung sẽ bị xử phạt như sau:
– Trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên lối đi chung gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
– Trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác: phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Ngoài bị xử phạt như trên, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
(căn cứ Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP).
2. Cách xử lý khi bị người khác lấn chiếm, cản trở ngõ đi chung:
Như trên phân tích, hành vi lấn chiếm hoặc cản trở ngõ đi chung là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Theo đó, nếu như các cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng chung ngõ đi đó đều có quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm trên. Cụ thể, hồ sơ, quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại, tố cáo:
– Đơn khiếu nại/đơn tố cáo.
– Các tài liệu chứng minh về quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…).
– Tài liệu chứng minh về việc lấn, chiếm đất đai (hình ảnh, video, biên bản hòa giải nếu có,…).
– Xác nhận của người có thể đưa ra làm chứng việc lấn chiếm như hàng xóm, người thân trong gia đình, cơ quan chức năng có liên quan,… đã xác nhận được việc có hành vi lấn chiếm đất.
– Giấy tờ tùy thân (gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người nộp đơn khiếu nại, đơn tố cáo.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, hộ gia đình bị lấn chiếm đất có quyền làm đơn tố cáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi xảy ra hành vi lấn chiếm đất đai.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu:
– Về trình tự giải quyết khiếu nại lấn chiếm đất đai được thực hiện theo quy định cụ thể trong Chương II, Mục 1 và Mục 2 của
+ Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
+ Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.
+ Tổ chức đối thoại. Lưu ý việc đối thoại phải được lập thành biên bản có ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia.
+ Ra quyết định giải quyết khiếu nại: Khi đó Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 03 ngày làm việc và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
– Về trình tự giải quyết tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được thực hiện theo quy định cụ thể trong Luật Tố cáo năm 2018.
+ Tiến hành phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Thời hạn là 07 ngày làm việc.
+ Thực hiện xác minh nội dung tố cáo.
+ Cuối cùng ra kết luận nội dung tố cáo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.