Để hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng thì cá nhân phải đảm bảo những điều kiện nhất định mà pháp luật đã quy định. Vậy, quy định chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng có những nội dung gì? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng có giấy tờ nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng:
1.1. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng là gì?
Với cá nhân để được hành nghề một số lĩnh vực nhất định thì cần được cấp chứng chỉ hành nghề trong đó có việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng. Theo quy định luật Xây dựng thì Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng là một trong những chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân để hành nghề. Những cá nhân này phải là công dân Việt Nam, hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thì thuộc trường hợp được hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định trong Luật Xây dựng 2014 sửa đổi năm 2020.
Hiện nay, chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch được cấp cho những cá nhân có khả năng đảm nhiệm tốt chức danh chủ nhiệm đồ án, hoặc đứng ra chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng lĩnh vực chuyên môn trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
Cá nhân chỉ khi nào được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng thì việc triển khai các hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng mà pháp luật mới được coi là hợp pháp. Hoạt động xây dựng có thể kể đến như thực hiện làm chủ đồ án, chủ trì thiết kế các bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng; hoặc làm chủ nhiệm các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện,…
1.2. Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi nào?
Điều kiện chung:
Cá nhân có nhu cầu để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng thì quá trình xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phải được xem xét các cá nhân có đủ đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Cá nhân được xem xét cấp chứng chỉ về lĩnh vực này phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ chứng minh về cư trú hợp pháp hoặc cá nhân sở hữu giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Với ngành nghề này cần đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn. Cá nhân phải được đào tạo qua khóa chuyên môn nghiệp vụ, cùng với đó phải có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
+ Hạng I: Đối tượng được xếp vào nhóm có trình độ đại học, đào tạo chuyên nghiệp, thuộc chuyên ngành phù hợp, đồng thời có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
+ Hạng II: Khi cá nhân đạt được trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, và đảm bảo về thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là từ 04 năm trở lên;
+ Hạng III: Đối với cá nhân có trình độ đại học thì cần đáp ứng điều kiện về kiến thức, trình độ chuyên môn phù hợp, đối tượng này cũng phải có kinh nghiệm nhất định với công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đó là 02 năm trở lên;
Còn đối với cá nhân có có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thì kinh nghiệm với công việc này phải tối thiểu là 03 năm trở lên.
– Đồng thời, đối tượng khi có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng thì còn phải đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện riêng:
Không chỉ đáp ứng đầy đủ điều kiện chung được nêu trên mục 1.2.1 của bài viết mà cá nhân còn phải đáp ứng điều kiện quy định Điều 69 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng. Theo đó, Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
– Hạng I: Người này đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng. Dự án mà người này tham gia thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Hạng II: Cá nhân đã đảm nhiệm vị trí chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
– Hạng III: Khi tiến hành tham gia lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn mà cá nhân này đã tham gia ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng có được cấp cho cá nhân có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc?
Dựa theo Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chuyên môn phù hợp khi xem xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng thì cần đảm bảo nội dung sau:
– Tiến hành việc khảo sát: Cá nhân được đào tạo chuyên môn thuộc một trong lĩnh vực liên quan đến kiến thức về chuyên ngành địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, địa chất thủy văn,..
– Thực hiện việc thiết kế xây dựng: chủ thể được đào tạo thuộc chuyên môn về ngành kiến trúc, về quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, và các vấn đề liên quan đến giao thông;
– Tổ chức việc giám sát thi công xây dựng: Chuyên môn được đào tạo xoay quanh lĩnh vực là ngành kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng, kiến trúc,..
– Những vấn đề liên quan đến định giá: cá nhân đạt trình độ liên quan đến chuyên môn đào tạo thuộc kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng;
– Ngoài ra, kiến thức liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cũng được xem xét đến khi cá nhân có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc có mong muốn được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
Như vậy, cá nhân được đào tạo chính quy, tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiến trúc hoàn toàn đủ điều kiện để được hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng:
Để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, cá nhân cần phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền, cụ thể, tại Điều 76 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ như sau:
– Chủ thể chuẩn bị 01 hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề: trong đó có đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Mẫu đơn này được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
– Có giấy tờ về văn bằng do cơ sở đào hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp; đối với trường hợp trên văn bằng không ghi chuyên ngành đào tạo thì phải nộp kèm bảng điểm đề làm cơ sở kiểm tra, đánh giá;
– Đối với những văn bằng được cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, cùng với đó là phải dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo đúng quy định;
– Cá nhân cần có thêm giấy tờ chứng minh quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc có được văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Cá nhân khi giao nộp giấy tờ này có trách nhiệm trong việc xác minh tính trung thực, chính xác đã trình bày;
Đối với trường hợp cá nhân hành nghề độc lập, thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;
– Các giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;
– Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020;
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.