Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của công trình, bảo đảm sự an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn cách xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng:
1.1. Khái quát về xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về cách xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, có quy định chi tiết về việc xác định các chi phí phù hợp trong quá trình bảo trì công trình xây dựng. Theo đó thì chi phí bảo trì công trình xây dựng là khái niệm vô cùng quen thuộc đối với giới xây dựng, chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể là chi phí thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng định kỳ hàng tháng, chi phí bảo trì hoặc sửa chữa công trình xây dựng, các chi phí phục vụ cho quá trình tư vấn đề bảo trì công trình xây dựng sao cho hiệu quả, và các chi phí khác, chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý và sử dụng công trình hợp pháp trên thực tế. Bên cạnh đó thì pháp luật còn quy định, chi phí bảo trì công trình xây dựng sẽ được xác định dựa trên dự toán, do vậy cho nên các thành phần của dự toán chi phí bảo trì công trình xây dựng sẽ phải tương ứng với từng loại chi phí khác nhau. Theo đó thì có thể kể tên một số loại chi phí bảo trì công trình xây dựng cụ thể như sau:
– Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
– Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm (Lập kế hoạch bảo trì công trình, kiểm tra công trình định kỳ; bảo dưỡng công trình; lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng).
– Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất;
– Chi phí kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có);
– Chi phí quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có);
– Các chi phí cần thiết khác có liên quan.
Ngoài ra thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hợp pháp trên thực tế, các chủ thể được xác định là người liên quan đến việc xác định dự toán chi phí bảo trì công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có trách nhiệm trong việc bảo trì một cách hợp pháp. Ngoài ra thì pháp luật còn khuyến khích các công trình sử dụng một số nguồn vốn khác để thực hiện hoạt động bảo trì công trình xây dựng.
1.2. Cách xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, có quy định cụ thể và rõ ràng về cách xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng trên thực tế. Theo đó thì chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm đối với một số công trình xây dựng sẽ bao gồm các chi phí như: chi phí lập kế hoạch và lập dự toán để tiến hành hoạt động bảo trì công trình xây dựng, chi phí kiểm tra công trình xây dựng thường xuyên hoặc định kỳ theo kế hoạch, chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch và chi phí bảo trì hàng năm của các công trình xây dựng, chi phí xây dựng công trình đó trên thực tế và chi phí vận hành cơ sở dữ liệu để bảo trì công trình xây dựng, các loại chi phí phục vụ cho quá trình động và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng. Nhìn chung thì các loại chi phí này sẽ được xác định dựa trên định mức tỷ lệ phần trăm (%) sau đó nhân (x) với chi phí xây dựng và các chi phí thiết bị để phục vụ cho quá trình bảo trì công trình đó. Trong đó thì:
– Chi phí xây dựng và các loại chi phí thiết bị để phục vụ cho quá trình bảo vệ công trình được xác định căn cứ vào giá trị quyết toán của công trình thông qua hoạt động xây dựng của các chủ thể có thẩm quyền và giá trị điều chỉnh về mặt bằng tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng, trong trường hợp chưa có giá trị quyết toán của công trình xây dựng từ các chủ thể sẽ xác định chi phí xây dựng và chi phí thiết kế xác định theo suất vốn đầu tư của công trình tương ứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố trên thực tế;
– Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm sẽ được xác định theo Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể là sẽ được xác định theo bản dưới đây:
Thứ tự | Loại công trình | Định mức |
1 | Công trình dân dụng | 0,08: 0,10 |
2 | Công trình công nghiệp | 0,06: 0,10 |
3 | Công trình giao thông | 0,20 : 0,40 |
4 | Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn | 0,16 : 0,32 |
5 | Công trình hạ tầng kỹ thuật | 0,18: 0,25 |
– Căn cứ loại, cấp công trình, quy trình bảo trì công trình, điều kiện quản lý khai thác cụ thể của công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình và chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm của công trình. Chi phí này không được vượt quá chi phí xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm tại bảng trên.
2. Nguyên tắc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, có xác định cụ thể và rõ ràng một số nguyên tắc trong hoạt động xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng, theo đó thì quá trình xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng sẽ phải đáp ứng một số nguyên tắc cơ bản sau:
– Chi phí bảo trì công trình xây dựng phải được xác định dựa trên dự toán bảo trì công trình xây dựng;
– Dự đoán bảo trì công trình xây dựng là toàn bộ những chi phí cần thiết được xác định để phục vụ cho hoạt động xây dựng và bảo trì công trình, dự toán bảo chi là toàn bộ những chi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu của công việc cần phải thực hiện sao cho phù hợp với quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt bởi chủ thể có thẩm quyền, dự toán bảo chỉ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung chi phí trong hoạt động bảo trì công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình xây dựng được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt;
– Dự toán bảo tri phải được xác định sao cho phù hợp với quy trình bảo trì công trình xây dựng đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật về bảo trì;
– Căn cứ kế hoạch bảo trì công trình xây dựng cần phải dựa trên cơ sở quy trình bảo trì công trình đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt và phải dựa trên hiện trạng của công trình đó, ngoài ra thì dự đoán bảo chỉ còn phải được lập hằng năm hoặc lập định kỳ theo giai đoạn sao cho phù hợp với nội dung của từng công việc được thực hiện;
– Chi phí bảo trì công trình xây dựng sẽ phải được xác định sao cho đúng phương pháp và đầy đủ các khoản mục theo hiện trạng của công trình và mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí bảo trì.
3. Quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:
Căn cứ theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, quy trình và thủ tục quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng của các chủ đầu tư cần phải đáp ứng một số nội dung cơ bản sau đây:
– Quản lý chất lượng đối với vật liệu và sản phẩm, quản lý đối với kết cấu và thiết bị sử dụng cho các công trình xây dựng;
– Quản lý chất lượng của các nhà thầu trong quá trình thi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Giám sát và phát hiện kịp thời ra những hành vi vi phạm trong quá trình thi công công trình xây dựng;
– Nghiệm thu có hiệu quả và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên thực tế. Biên bản nghiệm thu quá trình xây dựng phải được lập theo từng giai đoạn và từng công việc xây dựng và phải lập chung cho toàn bộ công trình, hoặc có thể gộp vào nhật ký, phải tổ chức hoạt động nghiệm thu các hạng mục công trình và các thành phần tham gia nghiệm thu công trình theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.