Nhìn chung, để môi trường sống không bị hủy hoại thì mỗi con người cần phải bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả. Vậy thì, nếu đất rừng bị bỏ hoang lâu ngày có bị xử phạt và thu hồi hay không?
Mục lục bài viết
1. Đất rừng bỏ hoang lâu ngày có bị xử phạt và thu hồi không?
1.1. Đất rừng bỏ hoang lâu ngày có bị thu hồi không?
Đất rừng là một trong những loại đất vô cùng phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện tượng đất rừng bị bỏ hoang tại một số địa phương nên đến tình trạng đáng báo động. Vì thế nhà nước đã đặt ra các quy định phù hợp trước thực trạng này nhằm mục đích bảo vệ đất rừng. Có thể nói, quyền sử dụng đất chính là một trong các quyền cơ bản của người dân, người sử dụng đất hợp pháp được quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất, nhà nước giao cho các chủ thể có quyền sử dụng đất thông qua nhiều hình thức khác nhau ví dụ như thông qua hoạt động giao đất, thông qua hình thức cho thuê đất hoặc chuyển giao từ chủ thể này qua chủ đề khác dưới các hình thức giao dịch dân sự như chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc cho thuê, cho thuê lại, thừa kế hoặc tặng cho … từ các chủ thể có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đồng thời bên cạnh đó, nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định của pháp luật, khi thu hồi thì người bị thu hồi đất sẽ không còn quyền sử dụng đất như đã phân tích ở trên.
– Thu hồi đất do hành vi sử dụng đất không đúng mục đích đã được nhà nước giao, hoặc cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất có hành vi cố ý hủy hoại đất đai trái quy định của pháp luật;
– Được giao đất hoặc cho thuê đất không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định;
– Đất không được chuyển nhượng hoặc tặng cho theo quy định của pháp luật nhưng vẫn nhận chuyển nhượng và tặng cho bất động sản đó;
– Đất được nhà nước giao để quản lý nhưng bị lấn, chiếm trái quy định;
– Đất không được phép thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm nên bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, tuy nhiên sau đó vẫn không tuân thủ chấp hành;
– Đất trồng cây hằng năm không sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, các loại đất được xác định là trồng cây lâu năm không được sử dụng trong khoảng thời gian 18 tháng liên tục, các loại đất được xác định là đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục;
– Đất được cơ quan nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.
Như vậy nếu đất rừng bỏ hoang trong thời gian 24 tháng liên tục theo điều lệ phân tích ở trên thì sẽ thuộc trường hợp bị thu hồi đất.
1.2. Đất rừng bỏ hoang lâu ngày có bị xử phạt không?
Có thể nói, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ rừng che phủ lớn trên phạm vi toàn quốc. Quan hệ giữa rừng vào cuộc sống của con người Việt Nam cũng đã dần trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Tuy nhiên hiện nay thì ở nhiều nơi người ta đã không còn bảo vệ rừng mà, thậm chí còn xảy ra hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi làm cho nguồn tài nguyên rừng có được phục hồi và ngày càng bị hạn chế, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, hành vi bỏ hoang đất lưng trong khoảng thời gian 24 tháng liên tục bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và sẽ thuộc trường hợp bị thu hồi đất. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ, có ghi nhận về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai về việc không sử dụng đất trồng rừng trong thời gian 24 tháng liên tục, cụ thể mức xử phạt được ghi nhận như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất rừng bỏ hoang không sử dụng dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất rừng bỏ hoang không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất rừng bỏ hoang không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất rừng bỏ hoang không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi đất rừng bỏ hoang lâu ngày, đó là, buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013 như phân tích ở trên.
2. Những trường hợp đất rừng bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất theo quy định pháp luật:
Theo khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Có ghi nhận về một số trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của các dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định cụ thể tại Điều 64 của Luật đất đai năm 2013, theo đó thì đất rừng bỏ hoang sẽ không bị thu hồi mặc dù không sử dụng trong một thời gian dài khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đất rừng bỏ hoang lâu ngày do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
– Đất rừng bỏ hoang lâu ngày do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
– Đất rừng bỏ hoang lâu ngày do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
– Đất rừng bỏ hoang lâu ngày thuộc các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Quy định về thời hiệu xử phạt đối với hành vi bỏ hoang đất rừng lâu ngày:
Căn cứ vào Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó bao gồm cả tôi hiểu sự phạt đối với hành vi bỏ hoang đất rừng lâu ngày, ghi nhận cụ thể như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật hiện nay được ghi nhận là 02 năm. Bên cạnh đó thì thời điểm để bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng (trong đó có hành vi bỏ hoang đất rừng lâu ngày theo như phân tích ở trên) được ghi nhận như sau:
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc theo quy định của pháp luật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm trên thực tế;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được thực hiện trên thực tế mà chưa chấm dứt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện ra hành vi vi phạm quy định của pháp luật đó.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bỏ hoang đất rừng lâu ngày là 2 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;
–