Xã hội ngày càng phát triển, hiện tượng con theo quê quán của mẹ ngày càng trở nên phổ biến. Vậy câu hỏi đặt ra: Quê quán của cha và các con khác nhau liệu có làm sao không?
Mục lục bài viết
1. Vấn đề quê quán của cha khác quê quán của con:
1.1. Khái quát về quê quán khi làm lấy khai sinh cho con:
Hiện nay, vấn đề quê quán trong quá trình làm giấy khai sinh cho con đóng vai trò vô cùng quan trọng và được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Quê quán có thể hiểu là nơi cha hoặc mẹ của họ sinh ra và lớn lên, quê quán chính là nơi mỗi con người có sự gắn bó mật thiết về khía cạnh tình cảm, ở đó có những mối quan hệ về tình cảm và có những người thân mà họ từng gắn bó, có ông bà hoặc có cha mẹ, có người thân họ hàng cùng sinh sống. Quê quán chính là nơi mà mỗi con người có thể trở về sau những tháng ngày bôn ba vất vả. Vì thế quê quán là địa điểm vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với mỗi con người và được nhiều người quan tâm. Việc bắt buộc phải ghi rõ quê quán trong các loại giấy tờ hộ tịch và giấy tờ tùy thân, ví dụ như giấy khai sinh hoặc căn cước công dân … là một trong những cách thức nhằm nhắc nhỏ mỗi con người chúng ta dù đi đâu và làm gì thì cũng cần phải luôn nhớ về tổ tiên và hướng về cội nguồn, hướng về dân tộc và hướng về nơi đã từng sinh ra mình và nơi mà mình từng gắn bó. Như vậy thì có thể thấy, ngay từ khi sinh ra, trẻ em đã có quyền được ghi nhận quê quán. Quê quán của trẻ em được xác định cụ thể theo nhiều phương diện khác nhau, trả em có thể được xác định quê quán theo quê quán của người cha hoặc quê quán của người mẹ, hoặc xác định quê quán theo tập quán tại nơi sinh sống hoặc theo thỏa thuận giữa cha mẹ của chúng. Chỉ trừ trường hợp khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, pháp luật có quy định rằng nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con thì quê quán của người con sẽ được xác định theo quê quán của người mẹ, điều này được đánh giá là phù hợp về cả tình và cả lý, tránh trường hợp trẻ em sinh ra không có quê quán rõ ràng.
Bên cạnh đó thì trong mọi hồ sơ và giấy tờ của cá nhân đều có nội dung thể hiện quê quán một cách rõ ràng và cụ thể, quê quán này phải phù hợp với giấy khai sinh (tức là loại giấy tờ hộ tịch gốc) của một cá nhân bất kỳ nào đó. Trong trường hợp nội dung được ghi nhận tại hồ sơ và giấy tờ cá nhân khác với nội dung được ghi nhận trong giấy khai sinh của người đó thì chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ hoặc có trách nhiệm trong việc cấp giấy tờ sẽ có nghĩa vụ điều chỉnh hồ sơ và giấy tờ theo đúng nội dung được ghi nhận trong giấy khai sinh (tức là loại giấy tờ hộ tịch gốc).
1.2. Quê quán của cha và các con khác nhau có làm sao không?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp quê quán của cha và các con được ghi nhận khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của
Ngoài ra căn cứ theo quy định Điều 6 của Thông tư
Như vậy thì có thể thấy, trong trường hợp quê quán của bố ở một nơi còn quê quán của các con lại ở một nơi khác, thì vấn đề này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện nay. Bởi quê quán của cá nhân không bắt buộc phải trùng khớp với quê quán của những người cha. Quê quán của các con có thể theo quê quán của mẹ hoặc theo sự thỏa thuận của cha hoặc mẹ, hoặc theo tập quán tại địa phương nơi mà họ sinh sống. Trong trường hợp ghi quê quán của con trong giấy khai sinh thì có thể để quê quán của con theo quê quán của mẹ, dẫn đến trường hợp cha con có quê quán khác nhau, khi đó thì cha mẹ phải thỏa thuận với nhau và phải thể hiện bằng văn bản rõ ràng.
Vì vậy đối với câu hỏi, quê quán của cha và các con khác nhau có làm sao không? Theo như phân tích ở trên thì hiện tượng này không vi phạm quy định của pháp luật.
2. Có được thay đổi quê quán trong giấy khai sinh cho con từ quê mẹ sang quê cha hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của
– Thay đổi họ hoặc thay đổi tên đệm, thay đổi tên của cá nhân trong nội dung khai sinh khi đã tiến hành hoạt động đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện khi có căn cứ theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Thay đổi thông tin của cha hoặc thay đổi thông tin của mẹ được ghi nhận trong nội dung khai sinh sau khi đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp nhận con nuôi thì cần phải tuân thủ theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Thông tư
– Việc thay đổi họ và thay đổi chữ đệm, thay đổi tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 26 của Luật hộ tịch năm 2014 phải có sự đồng ý của cha hoặc sự đồng ý của mẹ, và sự thay đổi này phải được thể hiện rõ ràng trong tờ khai thay đổi hộ tịch, đối với những chủ thể là người từ đủ 9 tuổi trở lên thì cần phải có sự đồng ý của chính chủ thể đó;
– Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 được xem là việc chỉnh sửa các thông tin cá nhân trong sổ hộ tịch và các thông tin trong bản chính của các loại giấy tờ hộ tịch theo quy định của pháp luật, và chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của các công chức trong quá trình thực hiện công tác hộ tịch hoặc có Sao chép của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Căn cứ theo phân tích ở trên thì có thể thấy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh của con sẽ chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định rằng quê quán đó có sai sót do lỗi của công chức trong quá trình công tác hộ tịch theo chức năng và nhiệm vụ của mình hoặc có sai sót của người yêu cầu đăng ký hộ tịch. Như vậy thì sau khi đã đăng ký khai sinh cho con, cha và mẹ sẽ không được quyền thay đổi quê quán trong giấy khai sinh của con từ quê quán của mẹ sang quê quán của cha. Có thể hiểu, để có thể thay đổi quê quán của con trong giấy khai sinh từ quê quán của mẹ sang quê quán của cha thì các chủ thể cần phải xác định đó là do lỗi của các công chức trong quá trình công tác hộ tịch hoặc của người đi đăng ký hộ tịch. Vậy thì trong trường hợp không chứng minh được lỗi như phân tích ở trên thì sẽ không đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật để có thể yêu cầu thay đổi quê quán trong giấy khai sinh cho con từ quê quán của mẹ sang quê quán của cha, quê quán của con trong giấy khai sinh đó sẽ phải được giữ nguyên.
3. Trình tự và thủ tục thay đổi quê quán trong giấy khai sinh cho con từ quê mẹ sang quê cha:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật hộ tịch năm 2014 có ghi nhận về trình tự và thủ tục đăng ký thay đổi và cải chính hộ tịch, cụ thể sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản như:
– Người có yêu cầu đăng ký thay đổi và cải chính hộ tịch cần phải nộp hồ sơ theo mẫu do pháp luật quy định phù hợp về mặt nội dung và hình thức, kèm theo những giấy tờ và tài liệu liên quan khác đến cơ quan đăng ký hộ tịch để thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ, nếu nhận thấy rằng việc cải chính hộ tịch là có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật thì công chức hộ tịch sẽ tiến hành hoạt động ghi vào sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi cải chính hộ tịch sẽ ký vào sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật, sau đó báo cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong trường hợp cải chính hộ tịch có liên quan đến giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì công chức hộ tịch sẽ về nội dung cải chính hộ tịch và giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn đó. Trong trường hợp cần phải xác minh thì không hại có thể kéo dài tuy nhiên không được phép kéo dài quá 03 ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp được cải chính thông tin trong Giấy khai sinh thì thủ tục thay đổi quê quán trong giấy khai sinh cho con từ quê mẹ sang quê cha thực hiện theo quy định nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hộ tịch năm 2014;
– Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành;
– Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.