Quản lý cây xanh đô thị là trách nhiệm của các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Vậy thì pháp luật hiện nay quy định cụ thể như thế nào về trách nhiệm của các cơ quan trong hoạt động quản lý cây xanh đô thị?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý cây xanh đô thị:
Hiện nay có thể thấy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngày càng quan tâm hơn về vấn đề cây xanh trong khu vực đô thị, bởi cây xanh đem đến nhiều chức năng khác nhau đặc biệt là đem đến một môi trường sống trong lành và hiệu quả, bảo đảm cho sức khỏe của con người, ngoài ra thì cây xanh còn có tác dụng trong việc giảm ô nhiễm tiếng ồn. Cây xanh đô thị là những cây xanh được sử dụng trong môi trường công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và các loại cây xanh chuyên dụng trong khu vực đô thị. Vấn đề quản lý cây xanh đô thị được đặt ra cho nhiều chủ thể khác nhau. Quản lý cây xanh đô thị bao gồm các hoạt động như quy hoạch, trồng trọt và chăm sóc, gươm mầm cây và bảo vệ, chắc hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị khi nhận thấy có dấu hiệu tiêu cực từ vị trí cây xanh đó. Dưới đây là quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình quản lý cây xanh đô thị.
1.1. Quy định về nội dung quản lý cây xanh đô thị:
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Luật quy hoạch đô thị năm 2020 hiện nay có ghi nhận về một số nội dung trong quá trình quản lý cây xanh đô thị, cụ thể thì các chủ thể cần phải đảm bảo một số nội dung như sau:
– Cây xanh trong khu vực đô thị có giá trị về văn hóa và giá trị lịch sử, có ý nghĩa trong việc đem lại cảnh quan tự nhiên và cảnh quan đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điện kế vào danh mục cần phải quản lý đặc biệt hoặc được xác định trong quy hoạch thì phải được giao cho các tổ chức và cá nhân cụ thể quản lý một cách chặt chẽ và an toàn;
– Việc xây dựng các khu công viên và việc trồng cây xanh đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng và mỹ quan đô thị, phải đảm bảo an toàn và môi trường đô thị, quá trình xây dựng cây xanh đô thị không được làm hư hỏng đến các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, các công trình trên không hoặc công trình dưới mặt đất;
– Không được lấn chiếm hồ hoặc mặt nước tự nhiên, quá trình xây dựng cây xanh đô thị không được làm thay đổi các đặc điểm địa hình hoặc gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên và cảnh quan đô thị;
– Các chủ thể là tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, việc chặt phá và di dời cây xanh trong danh mục quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc quá trình san lấp, thay đổi địa hình các khu vực tự nhiên phải được chủ thể có thẩm quyền cho phép.
1.2. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý cây xanh đô thị:
Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, trách nhiệm của các bộ ban ngành trong quá trình quản lý cây xanh đô thị được ghi nhận như sau:
– Bộ Xây dựng phải có trách nhiệm trong việc thống nhất quản lý nhà nước về vấn đề cây xanh trong khu vực đô thị;
– Bộ Xây dựng sẽ phải có trách nhiệm trong việc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chính phủ để tiến hành hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị, Bộ Xây dựng có thể tiến hành hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xoay quanh vấn đề này theo thẩm quyền của mình và hướng dẫn thực hiện các văn bản do Chính phủ ban hành;
– Bộ Xây dựng có trách nhiệm trong việc hướng dẫn lập và quản lý các chi phí duy trì cây xanh sử dụng trong khu vực đô thị có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;
– Bộ Xây dựng có trách nhiệm trong việc kiểm tra quá trình tuân thủ các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc theo trách nhiệm của mình;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng với các bộ ban ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình phải có trách nhiệm trong việc phối hợp với Bộ Xây dựng để quản lý cây xanh trong khu vực đô thị.
Thứ hai, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ghi nhận như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc quản lý các loại cây xanh tại các khu vực đô thị trên địa bàn mà mình quản lý, có trách nhiệm trong việc phân công cho các cơ quan nhà nước có chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về vấn đề quản lý cây xanh trong khu vực đô thị thuộc địa bàn của từng huyện;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp quận huyện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế;
– Tổ chức việc chỉ đạo lập và phê duyệt kế hoạch hằng năm, kế hoạch 05 năm về đầu tư và phát triển cây xanh cũng như quá trình sử dụng cây xanh trong khu vực công cộng và khu vực đô thị;
– Nghiên cứu và ban hành nhiều cơ chế chính sách về tài chính và đầu tư, sử dụng đất để khuyến khích các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý cây xanh đô thị, phát triển các công viên và vườn hoa trong khu vực mà mình quản lý;
– Quy định về quản lý và sử dụng các nguồn lợi từ việc chặt hạ và dịch chuyển các loại cây xanh trong khu vực đô thị;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành hoạt động tổ chức và triển khai thực hiện các văn bản do Chính phủ ban hành về lĩnh vực quản lý cây xanh đô thị.
Thứ ba, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong quá trình quản lý cây xanh đô thị được ghi nhận như sau:
– Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn mà mình quản lý theo quá trình phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị theo sự phân cấp trên địa bàn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này trên thực tế;
– Ban hành các danh mục cây cối cần phải bảo lưu ba cây cấm trồng trên địa bàn mà mình được giao quản lý;
– Lựa chọn các đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn mà mình được giao quản lý;
– Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hằng năm và lập các loại cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn mà mình được giao quản lý, sau đó báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở xây dựng để tiến hành hoạt động theo dõi và tổng hợp.
Thứ tư, trách nhiệm của Sở xây dựng trong quá trình quản lý cây xanh đô thị được ghi nhận cụ thể như sau:
– Có trách nhiệm trong việc tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn;
– Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn quá trình công tác quản lý cây xanh đô thị và lập kế hoạch hằng năm và kế hoạch đầu tư phát triển cây xanh đô thị, sau đó trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét và ban hành;
– Xác định danh mục cây trồng và các loại cây cần phải bảo tồn, các loại cây cấm trồng và cây trồng bị hạn chế trên địa bàn, sau đó trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét và ban hành;
– Tổng hợp các cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị, tiến hành hoạt động kiểm tra và đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh, hằng năm lập báo cáo để trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.
2. Quy định về nguyên tắc trong quá trình quản lý cây xanh đô thị:
Căn cứ theo Điều 3 của
– Thống nhất quản lý cây xanh đô thị và có sự phân công phân cấp trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật;
– Nhà nước và chịu trách nhiệm đầu tư và phát triển cây xanh đô thị nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích công cộng và lợi ích của cộng đồng, phục vụ cho lợi ích của toàn thể xã hội;
– Nhà nước phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia quá trình quy hoạch và bảo vệ, cũng như thực hiện các hoạt động quản lý cây xanh đô thị. Nhìn chung thì việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được phê duyệt bởi chủ thể có thẩm quyền và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ngoài ra thì cũng cần tài góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cảnh quan và quá trình bảo vệ môi trường, cũng như đa dạng về mặt sinh học;
– Khi triển khai xây dựng các đô thị mới thì các chủ đầu tư cũng cần phải đảm bảo vật chất để xây dựng cây xanh và cây xanh được trồng phải đúng chủng loại và đúng tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho các cơ quan quản lý theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Những hành vi bị cấm trong quá trình quản lý cây xanh đô thị:
Theo Điều 7 của Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị (sau được sửa đổi bởi nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng), có ghi nhận về các hành vi bị cấm trong quản lý cây xanh đô thị như sau:
– Nghiêm cấm đối với hành vi trồng các loại cây trồng xanh một cây trồng bị cấm hoặc cây trồng bị hạn chế khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Tự ý trồng các loại cây xanh trên vỉa hè hoặc trên các dải phân cách, trên các nút giao thông và các khu vực do những công cộng không đúng với quy định của pháp luật;
– Tự ý chặt hạ hoặc dịch chuyển cây xanh khi không có quyết định của chủ thể có thẩm quyền, tỉa cành hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép;
– Tiến hành hoạt đục khoét hoặc đóng đinh vào gốc cây xanh, thực hiện hành vi lột vỏ cây, hoặc đúng các chất độc hại vào gốc cây, đốt gốc hoặc xây dựng các bục bệ quanh gốc cây;
– Treo và gắn các loại biển quảng cáo, gắn các biển hiệu hoặc các vật dụng khác, treo các loại đèn trang trí vào gốc cây xanh khi chưa được chủ thể có thẩm quyền cho phép;
– Lấn chiếm và xây dựng các công trình trái phép trên đất trồng cây đô thị hoặc trên các loại đất đã được xác định để sử dụng trong khu quy hoạch;
– Các chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị … hoặc một số hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quy hoạch đô thị năm 2020;
– Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.