Những năm trở lại đây, bạo lực gia đình được coi là một vấn đề có tính toàn cầu và thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bạo lực gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do bị người khác xúi giục. Vậy câu hỏi đặt ra: Xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình liệu có sao không?
Mục lục bài viết
1. Xúi giục người khác thực hiện bạo lực gia đình có sao không?
1.1. Quy định của pháp luật về các hành vi bị xem là bạo lực gia đình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 hiện nay có ghi nhận số hành vi bị xem là hành vi bạo lực gia đình, cụ thể sẽ kể đến một vài hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi bạo lực gia đình:
– Hành vi hành hạ hoặc hành vi ngược đãi, hành vi đánh đập người khác dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc các hành vi khác cố ý xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác trong gia đình;
– Hành vi nhục mạ hoặc lăng mạ người khác, hành vi cố Ý dưới bất kỳ hình thức nào khác nhằm mục đích xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác trong gia đình;
– Cô lập hoặc xua đuổi, gây áp lực cho những người trong gia đình một cách thường xuyên về tâm lý gây nên những hậu quả nghiêm trọng;
– Hành vi ngăn cản việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi người trong quan hệ gia đình, trong quan hệ giữa ông bà và cháu, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa vợ với chồng, quan hệ giữa anh chị em với nhau trái quy định của pháp luật;
– Hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục dưới mọi hình thức, cưỡng ép tảo hôn và kết hôn dưới độ tuổi luật định, cưỡng ép kết hôn hoặc cưỡng ép ly hôn trái mong muốn của các chủ thể, hành vi cản trở các cuộc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ theo quy định của pháp luật;
– Hành vi chiếm đoạt hoặc hủy hoại, các hành vi đập phá hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên trong gia đình, đập phá và cố ý làm hư hỏng tài sản chung của các thành viên trong gia đình;
– Hành vi cưỡng ép các thành viên trong gia đình lao động quá sức và quá khả năng của họ, buộc họ phải đóng góp tài chính quá khả năng của mình, kiểm soát nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về mặt kinh tế và tài chính, gây ra những khủng hoảng về mặt tâm lý;
– Có hành vi trái pháp luật buộc các thành viên trong gia đình rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ … hoặc một số hành vi khác trái quy định của pháp luật cũng sẽ bị coi là hành vi bạo lực gia đình.
1.2. Xúi giục người khác thực hiện bạo lực gia đình có sao không?
Hiện nay thì có thể thấy, hành vi xúi giục người khác thực hiện hoạt động bạo lực gia đình bị coi là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Vì thế sẽ phải chịu chế tài trước pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 hiện nay có ghi nhận về một số hành vi bạo lực gia đình bị cấm trong xã hội, cụ thể bao gồm những hành vi như sau:
– Hành vi cưỡng bức hoặc hành vi kích động, hành vi xúi giục hoặc giúp đỡ người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng vật truyền bá thông tin trái quy định của pháp luật, truyền bá hình ảnh và âm thanh nhằm mục đích kích động hiện tượng bạo lực gia đình của các chủ thể trong xã hội;
– Tiến hành hoạt động trả thù hoặc đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người đã phát hiện và báo tin đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có hành vi ngăn chặn hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội;
– Cản trở việc phát hiện và khai báo cũng như xử lý hành vi bạo lực gia đình của các chủ thể;
– Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện các mục tiêu trục lợi cá nhân hoặc thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật;
– Dung túng hoặc bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng có hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy thì có thể, theo quy định phân tích nêu trên thì hành vi xúi giục người khác thực hiện hoạt động bạo lực gia đình bị coi là một trong những hành vi bạo lực gia đình bị cấm. Căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có ghi nhận về mức xử phạt đối với hành vi xúi giục người khác thực hiện hoạt động bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động hoặc xúi giục người khác dưới bất kỳ hình thức nào, hành vi giúp sức cho người khác thực hiện hoạt động bạo lực gia đình trái quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác dưới bất kỳ hình thức nào để họ thực hiện hành vi bạo lực gia đình trái quy định của pháp luật.
2. Quy định của pháp luật về các nguyên tắc phòng, chống hành vi bạo lực gia đình:
Pháp luật hiện nay đã có ghi nhận các nguyên tắc trong quá trình phòng chống bạo lực gia đình. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có ghi nhận về các nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
– Cần phải có sự kết hợp và thực hiện một cách đồng bộ giữa các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình với các biện pháp xã hội khác, cần phải nhận thức rõ vai trò của quá trình phòng chống bạo lực gia đình và lấy phòng ngừa làm cơ sở, chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền và giáo dục về vấn đề gia đình, tư vấn nhiều hơn cho các chủ thể và hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay;
– Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện và ngăn chặn một cách kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
– Nạn nhân bạo lực gia đình phải được bảo vệ và giúp đỡ một cách kịp thời, bảo vệ họ trước những hậu quả có thể xảy ra trên thực tế, giúp đỡ họ sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh và điều kiện về kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định, phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em và những người cao tuổi, những người tàn tật và phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ có thai);
– Phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các chủ thể là cá nhân, gia đình và cộng đồng, cơ quan và tổ chức trong xã hội đối với hoạt động phòng chống bạo lực gia đình.
3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình trong xã hội:
Có thể nói, về nguyên nhân, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, nhưng tựu trung lại, có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu. Nhiều người uống rượu say quá về đánh vợ, đánh con. Đôi khi có nhiều người mượn cớ uống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ con …
Thứ hai, nguyên nhân bạo lực gia đình có thể xuất phát do kinh tế. Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, người nọ đổ lỗi cho người kia rồi nảy sinh bạo lực; có tình trạng người nọ ép buộc người kia lệ thuộc mình về tài chính …
Thứ ba, nguyên nhân do cờ bạc. Đánh bạc thua không có tiền về nhà đánh vợ, đánh con, vợ không cho chồng đánh bạc, nói nhiều rồi sinh ra bạo lực …
Thứ tư, nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhiều người cho rằng bạo lực gia đình không vi nham nhán luật. Họ tư cho mình quyền được dạy bảo vợ con, người khác không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình. Và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông, học vấn thấp, nghiện ngập ma túy …
Từ các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình nêu trên, có thể thấy nguồn gốc sâu xa của bạo lực gia đình chính là sự bất bình đẳng giới. Vì thế, cần đưa ra một số giải pháp như sau:
– Kể với người đáng tin cậy về những gì đã xảy ra để nhận sự cảm thông và giúp đỡ;
– Nếu bạn bị vết thương, hãy đến phòng khám, bệnh viện để điều trị sớm càng tốt;
– Nếu bạn lo sợ sẽ có thai sau khi bị cưỡng hiếp, bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp lý tưởng nhất là trong vòng 3 ngày, hoặc tham khảo ý kiến nhân viên y tế khoa Kế Hoạch Hoá Gia Đình để được hướng dẫn cụ thể;
– Tìm kiếm dịch vụ tư vấn: Các Trung tâm tư vấn này có thể giúp bạn liên hệ với các cơ quan pháp luật nếu bạn quyết định sẽ thông báo về trường hợp của bạn cho cảnh sát hoặc các nhà chức trách khác. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể phòng hoặc tránh được bạo hành, do đó sẽ rất hữu ích nếu có được một kế hoạch an toàn tại nhà.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.