Đất được coi là môi trường thích hợp cho sự phát triển của thực vật và đời sống của con người, vì thế bảo vệ môi trường đất là một vấn đề vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số quy định mới nhất của pháp luật về bảo vệ môi trường đất.
Mục lục bài viết
1. Quy định mới nhất của pháp luật về bảo vệ môi trường đất:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ môi trường đất. Nhìn chung thì ô nhiễm môi trường đất là khái niệm để chỉ sự có mặt của các chất lạ trong đất làm thay đổi các đặc tính vốn có và các đặc tính lý hóa của đấtc từ sự thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loài thực vật và các loài động vật, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nhìn chung thì có thể, các nguồn gây ô nhiễm đất có thể kể đến như sau:
– Nguồn gốc tự nhiên: sự ô nhiễm đất xảy ra do sự môn hóa hoặc mặn hoá, ô nhiễm đất xảy ra do quá trình chua hóa của tự nhiên, do sự phân hủy của các xác động vật và xác thực vật, do sự xói mòn hoặc rửa trôi của tự nhiên, do quá trình sa mạc hóa hoặc hoang mạc hóa, do lắng động vật chất gây ô nhiễm môi trường đất hoặc do hoạt động của núi lửa phun trào …;
– Nguồn gốc nhân tạo: ô nhiễm đất có thể xảy ra do quá trình khai thác các chất thải từ hoạt động công nghiệp của con người, từ hoạt động nông nghiệp của con người hoặc quá trình khai thác khoáng sản trên thực tế, chất thải sinh hoạt thải trực tiếp ra đời sống, hoặc thậm chí là do chiến tranh.
Nhìn chung thì pháp luật hiện nay có quy định về vấn đề bảo vệ môi trường đất, có thể kể đến một số quy định cụ thể như sau:
1.1. Quy định về việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường năm 2022 hiện nay có quy định cụ thể về vấn đề xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, cụ thể như sau:
– Cần tiến hành hoạt động đánh giá và hoạt động điều tra, cùng với đó là cần phải tiến hành hoạt động phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất phù hợp với thực tế và xác định nguyên nhân, xác định phạm vi và xác định mức độ ô nhiễm, để từ đó tiến hành hoạt động xử lý và cải tạo, phục hồi môi trường đất theo đúng quy định của pháp luật;
– Thực hiện các biện pháp kiểm soát các khu vực ô nhiễm môi trường đất, các biện pháp này cần phải được tiến hành sao cho phù hợp với thực tế, bao gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép, hoặc hạn chế hoạt động khai thác nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người;
– Tiến hành hoạt động lập và thực hiện phương án xử lý, lập phương án cải tạo và các phương án với mục đích phục hồi môi trường đất theo đúng quy định của pháp luật, ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hoặc ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng trên thực tế;
– Trắc quan và đánh giá chất lượng môi trường đất sau quá trình tiến hành những hoạt động xử lý và cải tạo, khắc phục và phục hồi môi trường đất.
Bên cạnh đó thì có thể thấy, căn cứ theo quy định tại Điều 163 Luật bảo vệ môi trường năm 2022 hiện nay còn có ghi nhận về vấn đề khiếu nại và tố cáo trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường, bao gồm cả ô nhiễm môi trường đất, cụ thể như sau:
– Các chủ thể là tổ chức và cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các chủ thể khác theo quy định của pháp luật;
– Các cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các cơ quan và các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 161 Luật bảo vệ môi trường năm 2022 hiện nay có ghi nhận về vấn đề xử lý vi phạm, cụ thể như sau: Các chủ thể là tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm cả lĩnh vực ô nhiễm môi trường đất, gây ra những hiện tượng ô nhiễm và suy thoái môi trường, gây ra các sự cố về môi trường và gây thiệt hại đối với tài sản của nhà nước, thiệt hại đối với các tổ chức và cá nhân, thì cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ khắc phục hậu quả của quá trình ô nhiễm môi trường đó, phục hồi môi trường theo như trạng thái ban đầu và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cùng với một số biện pháp khắc phục khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Quy định về người có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật bảo vệ môi trường năm 2022 hiện hành, có quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
– Quy hoạch kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất cần phải xem xét tác động đến vấn đề môi trường, từ đó có những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, kèm theo đó là những kế hoạch trong vấn đề bảo vệ môi trường đất;
– Các chủ thể là cơ quan và tổ chức, cộng đồng dân cư và những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất theo đúng quy định của pháp luật, cần phải tiến hành hoạt động xử lý và cải tạo, cũng như phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra;
– Nhà nước xử lý và cải tạo, tiến hành các biện pháp phục hồi môi trường đất ở các khu nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được các chủ thể gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường đó.
Như vậy thì có thể thấy, các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất theo như phân tích ở trên thuộc về các cơ quan, các tổ chức, các cộng đồng dân cư, cùng với hộ gia đình và cá nhân trong xã hội.
2. Một số nguyên tắc trong việc bảo vệ môi trường đất:
Nhìn chung thì có thể thấy, căn cứ theo Điều 4 của Luật bảo vệ môi trường năm 2022 hiện nay, trong quá trình bảo vệ môi trường đất thì cần phải tuân thủ một số nguyên tắc bảo vệ môi trường sau đây:
– Bảo vệ môi trường được coi là quyền và nghĩa vụ, đồng thời cũng chính là trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội, bao gồm các cơ quan, các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, và các cá nhân theo như phân tích ở trên;
– Bảo vệ môi trường được xem xét là điều kiện và nền tảng, là những yếu tố trung tâm và tiên quyết cho quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, hoạt động bảo vệ môi trường cần phải kết hợp với quá trình phát triển kinh tế và quản lý về tài nguyên, cần phải được xem xét và đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển khác của xã hội;
– Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với vấn đề an sinh xã hội và các quyền của trẻ em, cần phải gắn liền với chế độ bình đẳng giới, cần phải bảo đảm mọi người được sống trong môi trường an lành và trong sạch;
– Hoạt động bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành một cách thường xuyên và công khai, tiến hành minh bạch và khách quan, ưu tiên dự báo và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cùng với các sự cố suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường và giảm thiểu phát sinh các chất thải, tăng cường hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải một cách có hiệu quả trên thực tế;
– Bảo vệ môi trường phải phù hợp với các đặc điểm tự nhiên và văn hóa lịch sử, phù hợp với các cơ chế thị trường và trình độ phát triển của kinh tế xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
– Các chủ thể được hưởng lợi từ môi trường cần phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của pháp luật cho hoạt động bảo vệ môi trường, cây ô nhiễm và suy thoái môi trường thì cần phải chi trả và bồi thường thiệt hại, cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;
– Hoạt động bảo vệ môi trường cần phải đảm bảo không gây phương hại đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường khu vực và bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu.
3. Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường đất đang là một trong những vấn đề cấp thiết cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất được đặt ra như sau:
Thứ nhất, khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm; khi lợi dụng nước thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất ô nhiễm, hàm lượng và trang thái, khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý chần thiết
Thứ hai, là nên khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Bón phân hoá học một cách hợp lý tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp .
Thứ ba, nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh vật gây bệnh để chống lại các loại sâu hại, biện pháp này đang được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng. Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người, những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng ta sẽ chết dần chết mòn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.
Vì thế cần phải áp dụng những biện pháp phù hợp để xử lý hiện tượng ô nhiễm môi trường đất. Theo phân tích của các chuyên gia, họ thường xuyên thiệu khả năng phong phú của công nghệ xử lý ô nhiễm bằng phương pháp sinh học, đưa ra nhiều giải pháp cụ thể và những bài học kinh nghiệm thành bại. Công nghệ xử lý ô nhiễm sinh học là quá trình dựa trên khả năng phân hủy chất ô nhiễm của thực vật hoặc vi sinh vật, cho phép khép kín các chu trình tự nhiên, trả lại cho tự nhiên sự cân bằng vốn có. Hiện tại, công nghệ này đã được áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực, như trong các bãi chôn lấp, xử lý chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở khu đô thị, chất thải nguy hại hay giúp khôi phục những vùng đất bị ô nhiễm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường 2022.