Tài sản chung, tài sản riêng là một trong những vấn đề phát sinh phổ biến trong quan hệ hôn nhân gia đình. Vậy sử dụng tài sản chung của vợ chồng đi cầm cố được không?
Mục lục bài viết
1. Quyền đối với tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật:
– Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng như sau:
+ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Ngoài ra, Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định rõ, trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
+ Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
+ Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
+ Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
+ Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Sử dụng tài sản chung của vợ chồng đi cầm cố được không?
Theo nội dung phân tích nêu trên, tài sản chung là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Vậy nên, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc định đoạt nguồn tài sản chung này.
– Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau:
+ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
+ Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
– Theo quy định tại Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
+ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Mọi hoạt động liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung đều do hai vợ chồng thỏa thuận với nhau. Hay nói cách khác, vợ (hoặc chồng) không được tự ý định đoạt tài sản chung nếu không có sự đồng ý của bên còn lại. Do đó, có thể khẳng định: Các cá nhân không được sử dụng tài sản chung của vợ chồng đi cầm cố.
Trong trường hợp bên nhận cầm cố vẫn cố tình nhận cầm cố tài sản, dù biết đây là tài sản chung, thì giao dịch này được xét là vô hiệu. Trong một số trường hợp, các bên tham gia giao dịch cầm cố tài sản này còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B và chị Nguyễn Thị K kết hôn với nhau từ năm 2011. Sau 11 năm chung sống, hai vợ chồng đã cùng nhau xây dựng một căn nhà. Tổng giá trị của đất và nhà ước tính tầm 4 tỷ đồng. Đầu năm 2022, do sử dụng ma túy, anh B rơi vào tình trạng túng quẫn, tìm mọi cách để có tiền sử dụng ma túy. Do đó, anh B đã lấy sổ đỏ của nhà đi cầm cố. Chủ tiệm cầm đồ là anh Trần Văn M đã nhận sổ đỏ của anh B. Phát hiện ra hành vi của chồng, chị K đã nhờ cán bộ chức năng vào cuộc. Cơ quan chức năng có thẩm quyền xét giao dịch của anh B và anh M là vô hiệu, do ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng. Chị K được lấy lại sổ về, và anh B phải chịu trách nhiệm hoàn trả cho anh M số tiền đã nhận.
Trên đây là nội dung về việc sử dụng tài sản chung để đi cầm cố. Trong thực tiễn, người dân cần xác định rõ các vấn đề liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng. Để từ đó biết được quyền và nghĩa vụ của mình ở đâu, nhằm đưa ra các hoạt động pháp lý sao cho phù hợp nhất.
3. Mẫu văn bản xác nhận tài sản riêng của vợ/ chồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
VĂN BẢN XÁC NHẬN
TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…., tại …
Chúng tôi gồm:
Họ và tên chồng:…..
Sinh ngày: ……
Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân: ……..Ngày cấp…….nơi cấp…………
Hộ khẩu thường trú: ………..
Chỗ ở hiện tại:………
Họ và tên vợ: ……….
Sinh ngày: …….
Số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân:…Ngày cấp………nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại:………..
Vợ chồng chúng tôi đăng ký kết hôn theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số…….được ủy ban nhân dân xã……cấp ngày……..tháng…….năm……
Chúng tôi hiện là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật, Hôm nay, ngày…….tháng…… năm, hai vợ chồng chúng tôi cùng tự nguyện lập và ký văn bản xác nhận về tài sản riêng của vợ chồng theo những nội dung cụ thể dưới đây:
ĐIỀU 1: TÀI SẢN XÁC NHẬN
Tài sản xác nhận trong Văn bản là: ……….
ĐIỀU 2: NỘI DUNG XÁC NHẬN
Chúng tôi đồng ý: Ngay sau khi Văn bản này được công chứng, hai vợ chồng tôi được toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đối với tài sản nêu trên, theo quy định của Pháp luật.
ĐIỀU 3: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin về nhân thân và tài sản nêu trong Văn bản này là đúng sự thật;
– Văn bản xác nhận tài sản này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào. Văn bản sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc lập văn bản này bị ép buộc, đe dọa, gian dối hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản;
ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập và ký văn bản này;
2. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản này phải có sự thỏa thuận của cả hai bên và phải được công chứng tại….;
3. Chúng tôi đã tự đọc toàn bộ văn bản, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;
4. Hiệu lực của văn bản này được tính từ thời điểm ký và công chứng.
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA GIAO KẾT
Họ và tên chồng Họ và tên vợ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật hôn nhân và gia đình 2014.