Chứng minh dân nhân và căn cước công dân là những giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân. Việc sử dụng những loại giấy tờ này cũng được pháp luật quy định rất cụ thể. Vậy, dùng song song cả CMND và CCCD có bị xử phạt không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Dùng song song cả CMND và CCCD có bị xử phạt không?
1.1. Quy định của pháp luật về việc sử dụng CMND và CCCD:
Theo quy định, CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp với mỗi công dân là một mã số riêng, để chứng nhận những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi người. Giá trị sử dụng của CMND là 15 năm.
Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ, CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn, cụ thể là được sử dụng 15 năm. Sau 15 năm thì công dân sẽ phải đổi sang dùng CCCD gắn chip. Hoặc trong quá trình sử dụng nếu có nhu cầu thì vẫn được cấp CCCD gắn chip.
Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân (tức là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân) của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, CMND và CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân và có giá trị như nhau. Theo quy định 05 trường hợp phải làm thủ tục đổi CMND đó là:
+ Hết thời hạn sử dụng;
+ Hư hỏng không sử dụng được;
+ Công dân thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
+ Công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Công dân thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Nếu xảy ra một trong những trường hợp nêu trên thì công dân sẽ phải làm thủ tục đổi CMND, hoặc không thuộc trường hợp phải đổi những có nhu cầu thì vẫn được đổi. Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ ghi nhận duy nhất một loại giấy tờ tùy thân với mỗi người ở mỗi thời điểm, vậy nên khi đổi sang CCCD thì công dân sẽ không được sử dụng CMND và loại giấy này sẽ bị thu hồi.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, CMND, thẻ CCCD sẽ bị thu lại khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD. Như vậy, khi cấp CCCD thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thu hồi CMND, và CMND sẽ không còn giá trị sử dụng dù còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng.
1.2. Dùng song song cả CMND và CCCD có bị xử phạt không:
Như đã phân tích ở trên, pháp luật chỉ công nhận một loại giấy tờ hoặc là CMND hoặc là CCCD đối với mỗi công dân ở một thời điểm. Nếu vẫn cố tình sử dụng CMND cũ khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính, người dùng có thể xử phạt hành vi phạm hành chính chính vì lỗi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Tùy mức độ vi phạm, mức phạt đối với vi phạm này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Việc sử dụng song song cả CMND và CCCD gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, đối với công dân việc sử dụng song song CMND và CCCD sẽ khiến công dân gặp nhiều rủi ro pháp lý trên thực tế.
Bởi lẽ, các thông tin về nhân thân, các giấy tờ như BHYT, BHXH, Giấy phép lái xe… đã được tích hợp vào thẻ CCCD gắn chíp và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc sử dụng CMND cũ để khai báo, đăng ký làm các thủ tục hành chính công dễ dẫn đến thông tin không trùng khớp (giữa CMND cũ và CCCD gắn chíp mới) nên công dân có thể gặp khó khăn trong việc cập nhật các thông tin. Đồng thời cùng khiến cho công tác quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực cũng gặp khó khăn.
Để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, khi đã làm CCCD mới, người dân chỉ nên dùng duy nhất thẻ CCCD và nên đến các cơ quan, tổ chức để thống nhất lại thông tin của mình, để tiện cho các giao dịch, thủ tục.
Chẳng hạn, như cập nhật lại số CCCD mới với ngân hàng. Hay trên hộ chiếu ghi số CMND cũ khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh rất có thể bị cán bộ hải quan các nước làm khó vì thông tin trên CCCD và hộ chiếu không trùng khớp, vậy nên công dân nên đi làm thủ tục sửa đổi thông tin trên hộ chiếu, chỉ cần có hộ chiếu và CCCD mới là có thể làm được.
2. Có bắt buộc phải đổi sang dùng CCCD gắn chip không?
Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014 công dân phải đi làm căn cước công dân gắn chíp nếu thuộc các trường hợp sau:
– Công dân dùng thẻ Căn cước công dân mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng;
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
– Xác định lại giới tính, quê quán;
– Có sai sót về thông tin trên thẻ;
– Bị mất thẻ Căn cước công dân; chứng minh nhân dân;
– Người đang dùng chứng minh nhân dân mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, nếu công dân đang dùng chứng minh nhân dân/cước công dân mã vạch thuộc một trong các trường hợp trên thì phải đi đổi sang cước công dân gắn chip. Trong trường hợp không thuộc các trường hợp nêu trên, nếu có nhu cầu công dân vẫn có thể thực hiện việc cấp đổi.
Nếu trong trường hợp, CMND và CCCD mã vạch của công dân vẫn còn giá trị sử dụng, vẫn còn nguyên vẹn, còn thời hạn mà không thuộc các trường hợp phải đi làm thủ tục chuyển sang CCCD gắn chip nêu trên thì công dân vẫn được sử dụng CMND và CCCD đó đến khi hết thời hạn sử dụng theo quy định, nếu chưa có nhu cầu chuyển đổi.
Theo Điều 38 Luật Căn cước công dân, CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Còn theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định thẻ cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Từ ngày 22/01/2021, Công an đã dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số, thẻ cước công dân mã vạch để chuyển sang cấp cước công dân gắn chip điện tử. Đối với những CMND được cấp cuối tháng 01/2021 thì thời hạn sử dụng là 15 năm nữa (tháng 01/2036) thì những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Đến thời điểm này, công dân mới bắt buộc phải đổi sang cước công dân gắn chip.
Như vậy, không có quy định bắt buộc tất cả người dân phải đổi sang cước công dân gắn chip, công dân vẫn có thể sử dụng CMND với CCCD mã vạch theo đúng thời hạn quy định.
3. Quy trình làm thủ tục CCCD gắn chip:
Hiện nay, để làm CCCD gắn chịp thì có thể thực hiện theo 2 hình thức:
– Công dân đến trực tiếp cơ quan Công an có thẩm quyền đề nghị cấp thẻ CCCD gắn chip
– Công dân đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an
* Đối với hình thức đến trực tiếp cơ quan Công an có thẩm quyền:
Bước 1: Công dân đến cơ quan có thẩm quyền
– Điền vào tờ khai Căn cước công dân theo mẫu
– Nộp tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Bước 2: Công dân xuất trình CMND, CCCD mã vạch cũ
Cán bộ có thẩm quyền:
+ Tiếp nhận hồ sơ
+ Kiểm tra thông tin của công dân trong Tờ khai cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu cước công dân để thống nhất các nội dung thông tin về công dân và xác định đúng người cần cấp thẻ.
Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.
Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ cước công dân để in trên
Bước 3: Công dân đóng lệ phí cấp cước công dân theo quy định
Bước 4: Cán bộ có thẩm quyền cấp giấy hẹn trả thẻ cước công dân
– Cán bộ thu hồi CMND, thẻ CCCD mã vạch ghi vào hồ sơ
– Trả phiếu hẹn cho công dân
Các văn bản sử dụng trong bài viết:
– Luật Căn cước công dân 2014;
– Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân.