Hiện nay thì các loại máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải ... có yêu cầu nghiêm ngặt về bảo đảm chất lượng và an toàn kỹ thuật. Vậy thì, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề: Mức thu lệ phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm và phân loại kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng:
Vấn đề về kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng đang ngày càng được nhiều người quan tâm, cũng không còn quá xa lạ trong đời sống xã hội hiện nay, khi việc an toàn và chất lượng đang được người dân đề cao lên hàng đầu. Pháp luật nước ta cũng ghi nhận cụ thể về vấn đề này. Nhìn chung thì có thể hiểu kiểm định an toàn kỹ thuật được xem là hoạt động thực hiện theo quy trình luật định (hay còn gọi là quy trình kiểm định), nhằm tiến hành đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng an toàn kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo đúng quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhìn chung thì quá trình kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng được phân chia thành nhiều, có thể kể đến như sau:
– Kiểm định an toàn kỹ thuật lần đầu. Đây được xem là hoạt động đánh giá kiểm tra an toàn kỹ thuật của các thiết bị và các phương tiện theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi tiến hành lắp đặt, và trước khi đưa thiết bị cũng như phương tiện đó vào sử dụng lần đầu trên thực tế;
– Kiểm định an toàn kỹ thuật định kỳ. Đây được coi là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của các thiết bị và các phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi đã hết thời hạn của lần kiểm định trước đó, nay các chủ thể đem các phương tiện đi kiểm định định kỳ phù hợp với quy định của pháp luật;
– Kiểm định an toàn bất thường. Đây được coi là hoạt động đánh giá lại tình trạng kỹ thuật an toàn của các thiết bị và các phương tiện theo như quy định kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật trong các trường hợp cụ thể, ví dụ như: Sau khi sửa chữa và cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị, sau khi thay đổi vị trí lắp đặt, khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên(đối với thiết bị chịu áp lực), hoặc khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
2. Mức thu lệ phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng:
Thông tư số 55/2022/TT-BTC ngày 24/08/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thì mức thu lệ phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng được ghi nhận cụ thể như sau:
Thứ nhất, phí kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đang lưu hành
Đơn vị tính: 1000 đồng/xe
Thứ tự | Loại xe cơ giới | Mức phí |
1 | Xe ô tô tải, đoàn xe ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc), có trọng tải trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng | 570 |
2 | Xe ô tô tải, đoàn xe ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc), có trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn và các loại máy kéo | 360 |
3 | Xe ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn | 330 |
4 | Xe ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn | 290 |
5 | Máy kéo bông sen, công nông và các loại phương tiện vận chuyển tương tự | 190 |
6 | Rơ moóc, sơ mi rơ moóc | 190 |
7 | Xe ô tô khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt | 360 |
8 | Xe ô tô khách từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe) | 330 |
9 | Xe ô tô khách từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe) | 290 |
10 | Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương | 250 |
Thứ hai, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Thứ tự | Nội dung các khoản thu | Mức thu |
1 | Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới (trong sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho: xe cơ giới; linh kiện, thiết bị, xe máy chuyên dùng (bao gồm cả xe cải tạo); xe bốn bánh có gắn động cơ; xe đạp điện; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. | 40.000 đồng/giấy |
2 | Ôtô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương) 90.000 đồng/giấy | 90.000 đồng/giấy |
Thứ ba, lệ phí đăng kiểm dành cho các loại phương tiện
Thứ tự | Loại phương tiện | Phí kiểm định | Lệ phí cấp chứng nhận | Tổng tiền |
1 | Ô tô tải, đoàn ô tô (ô tô đầu kéo + sơ mi rơ mooc), có trọng tải trên 20 tấn và các loại ô tô chuyên dùng | 570.000 | 40.000 | 610.000 |
2 | Ô tô tải, đoàn ô tô (ô tô đầu kéo + sơ mi rơ mooc), có trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn và các loại máy kéo | 360.000 | 40.000 | 400.000 |
3 | Ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn | 330.000 | 40.000 | 370.000 |
4 | Ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn | 290.000 | 40.000 | 330.000 |
5 | Máy kéo bông sen, công nông và các loại vận chuyển tương tự | 190.000 | 40.000 | 230.000 |
6 | Rơ moóc và sơ mi rơ moóc | 190.000 | 40.000 | 230.000 |
7 | Ô tô khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt | 360.000 | 40.000 | 400.000 |
8 | Ô tô khách từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe) | 330.000 | 40.000 | 370.000 |
9 | Ô tô khách từ 10 đến 24 ghế (kể cả lái xe) | 290.000 | 40.000 | 330.000 |
10 | Ô tô dưới 10 chỗ | 250.000 | 90.000 | 340.000 |
11 | Ô tô cứu thương | 250.000 | 40.000 | 290.000 |
Thứ tư, phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong cải tạo
Đơn vị tính: 1.000 đồng/mẫu
Thứ tự | Nội dung thẩm định thiết kế | Mức thu |
---|---|---|
1 | Thẩm định thiết kế xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo | 300 |
2 | Soát xét hồ sơ cho phép nghiệm thu xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cải tạo tiếp theo | 150 |
Thứ tự | Nội dung nghiệm thu cải tạo | Mức thu |
1 | Thay đổi tính chất sử dụng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (thay đổi công dụng nguyên thuỷ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) | 910 |
2 | Thay đổi hệ thống, tổng thành xe cơ giới, xe máy chuyên dùng | 560 |
2. Tại sao phải tiến hành hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng?
Ngày nay, thiết bị máy móc và các phương tiện đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu đối với các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, các thiết bị máy móc được đưa vào sử dụng cũng đồng nghĩa với việc khó tránh khỏi nguy cơ xảy ra tai nạn, hỏng hóc gây mất an toàn cho người lao động. Chính vì vậy, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng mang những lợi ích cơ bản như sau:
– Đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu về luật pháp mà Nhà nước ban hành;
– Đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong quá trình sử dụng máy móc;
– Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
– Giảm thiểu các trường hợp tại nạn lao động khi thiết bị, máy móc vận hành an toàn;
– Góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhờ vào thiết bị, máy móc đã được đảm bảo an toàn lao động.
3. Quy trình chung của hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu đăng ký kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng với tổ chức kiểm định. Doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu kiểm định liên hệ với đơn vị kiểm định có đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, và cung cấp danh mục các thiết bị cần tiến hành hoạt động kiểm định.
Bước 2: Ký hợp đồng kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng. Đơn vị kiểm định tiến hành lập hợp đồng kiểm định và thống nhất thời gian, địa điểm, phương pháp và phạm vi kiểm định với doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Bước 3: Tổ chức kiểm định lập kế hoạch đến tiến hành hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng. Cơ bản thì kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng sẽ trải qua các bước: Kiểm tra bên ngoài; Kiểm tra bên trong; Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm; Kiểm tra vận hành.
Bước 5: Dán tem kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng lên thiết bị đã kiểm tra. Sau đó cấp kết quả cho khách hàng: Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành biên bản kiểm định, đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng có giá trị trong thời hạn quy định tùy theo loại máy móc và thiết bị.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 55/2022/TT-BTC ngày 24/08/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.