Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là một trong các nội dung quan trọng của chế định quản lý, sử dụng nhà ở. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?
Mục lục bài viết
1. Quy định quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
1.1. Các loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định riêng về vấn đề quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Vậy đầu tiên cần xác định, các loại nhà ở nào thuộc sở hữu nhà nước? Căn cứ theo quy định của pháp luật về nhà ở, cụ thể là theo Điều 80 của Luật Nhà ở năm 2022 có quy định về các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm:
– Các loại nhà ở công vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng hoặc tiến hành hoạt động mua bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở;
– Các loại nhà ở được sử dụng với mục đích nhằm phục vụ cho hoạt động tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư bằng nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước hoặc bằng hình thức phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở;
– Các loại hình nhà ở xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đầu tư bằng chính các nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;
– Các loại nhà ở cũ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đầu tư và xây dựng bằng chính nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc tiến hành đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (nguồn gốc phái sinh), hoặc được xác lập thuộc quyền sở hữu nhà nước và đang được các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Như vậy theo như phân tích ở trên, thì loại hình nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hiện nay rất đa dạng, bao gồm 4 loại: Đó là, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ cho hoạt động tái định cư nhà ở xã hội hoặc nhà ở cũ (các loại nhà ở được nhà nước đầu tư và xây dựng theo quy định pháp luật như đã phân tích ở trên).
1.2. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:
Điều 39 của Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Đối với bộ, ngành, cơ quan trung ương là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà ở trực thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương đó;
– Đối với địa phương thuộc về cơ quan có thẩm quyền đó là Sở Xây dựng;
– Cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý đối với nhà ở sinh viên đang được giao quản lý.
Các đơn vị tiến hành hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được xác định là các tổ chức hoặc các doanh nghiệp có chức năng và quyền hạn, đồng thời có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực quản lý và vận hành nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở, này đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở giao cho hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Chủ thể quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có quyền thực hiện việc cho thuê và quản lý việc sử dụng nhà ở theo đúng chức năng và nhiệm vụ được giao của mình hoặc theo hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành kết hợp với các cơ quan quản lý nhà ở trên thực tế;
– Chủ thể có nhiệm vụ quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có quyền và nghĩa vụ quản lý chặt chẽ các phần diện tích nhà ở chưa bán trong phạm vi khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Các chủ thể có nhiệm vụ quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải có trách nhiệm trong việc tiến hành các hoạt động kiểm tra và theo dõi cũng như kịp thời phát hiện ra các hành vi sai phạm, từ đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi quản lý và sử dụng nhà ở của mình, tiến hành thực hiện việc thu hồi nhà ở theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và bao gồm một số quyền hạn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
Để thực hiện tốt quá trình quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay, thì pháp luật cũng đã quy định cụ thể về chế định thủ tục bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Trình tự và thủ tục bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước về cơ bản sẽ trải qua các giai đoạn như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật, thành phần hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản như:
– Đơn đề nghị mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật phù hợp về mặt nội dung và đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức;
– Bản sao các giấy tờ tùy thân của người đề nghị mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hiệu lực … Đối với trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm giấy kết hôn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hợp đồng thuê nhà ở độc lập hợp pháp phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ chứng minh đã nộp đầy đủ tiền thuê nhà cũng như các chi phí quản lý vận hành nhỏ tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Trong trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã tiến hành hoạt động suất cảnh ra nước ngoài thì khi đó phải có bánh bản ủy quyền cho các thành viên khác đứng tên tiến hành hoạt động mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, còn nếu Như trong trường hợp có thành viên trong hợp đồng thuê nhà ở đã qua đời thì phải có giấy chứng từ kèm theo;
– Các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiến hành nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này đó là Sở Xây dựng. Có nhiều cách thức nộp hồ sơ khác nhau, các chủ thể có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến các cơ quan nêu trên.
Bước 3: Sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét các điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính. Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật hiện nay là không quá 45 ngày, được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
Bước 4: Các chủ thể có nhu cầu sẽ tiến hành thanh toán các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước. Có thể tiến hành khiếu nại đối với quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp nhận thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.
3. Đối tượng được mua nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, thì đối tượng được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được ghi nhận như sau:
– Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó;
– Đối tượng thuê nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ giai đoạn trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng để phân phối cho cán bộ, công nhân viên thuê theo quyết định của Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà vào tiền lương;
– Những chủ thể là người đang thuê nhà ở trước giai đoạn ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng thuộc diện phải điều chuyển công tác và Nhà nước yêu cầu phải trả lại nhà ở đang thuê, sau đó được cơ quan nhà nước bố trí cho thuê nhà ở khác sau ngày 27 tháng 11 năm 1992;
– Những chủ thể là người đang thuê nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
– Những chủ thể là người đang thuê nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở năm 2022;
– Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.