Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định rất chặt chẽ và cụ thể. Dưới đây là các quy định về trách nhiệm các bên trong hợp đồng vận tải hàng nguy hiểm:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là vận tải hàng nguy hiểm?
Hàng nguy hiểm được hiểu là loại hàng hóa có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường khi vận chuyển.
Khi vận tải hàng hóa nguy hiểm phải tuân theo quy định của pháp luật về vận tải hàng nguy hiểm và bảo vệ môi trường.
Để vận tải hàng nguy hiểm thì phương tiện giao thông phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật.
2. Trách nhiệm các bên trong hợp đồng vận tải hàng nguy hiểm:
2.1. Trách nhiệm của người thuê vận tải hàng nguy hiểm:
Căn cứ Điều 28 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người thuê vận tải như sau:
– Phải đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại hàng hoá nguy hiểm theo quy định.
– Bao bì hàng nguy hiểm phải đảm bảo có đầy nhãn hàng hóa, dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm.
– Đối với những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải phải tiến hành thông báo cho người vận tải bằng văn bản.
– Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đối với người áp tải, người xếp, dỡ, người thủ kho.
– Hồ sơ tập huấn phải lưu trữ tối thiểu là 05 năm.
– Nếu hàng hoá nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải phải cử người áp tải.
– Thực hiện lập hồ sơ về hàng hóa nguy hiểm cần vận chuyển, số lượng ít nhất 04 bộ hồ sơ, cụ thể:
+ 01 bộ gửi người vận tải hàng hóa nguy hiểm.
+ 01 bộ gửi người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm.
+ 01 bộ gửi người lái xe hoặc thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa.
+ 01 bộ lưu người thuê vận tải.
Thành phần hồ sơ gồm:
+ Giấy gửi hàng ghi rõ các thông tin về tên hàng hoá nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất; thông tin của người thuê vận tải và người nhận hàng như họ và tên, địa chỉ.
2.2. Trách nhiệm của người vận tải:
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bố trí phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp.
– Trước khi thực hiện vận chuyển phải cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm giám sát hành trình của xe ô tô hoặc truy cập vào hệ thống nhận dạng tự động của tàu thuyền AIS của các phương tiện được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc đơn vị mình cho cơ quan cấp Giấy phép.
– Trước khi thực hiện vận chuyển phải tiến hành kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn theo đúng quy định.
– Đối với những thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải chấp hành đầy đủ.
– Tiến hành niêm yết biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hoá nguy hiểm đang vận chuyển theo quy định.
– Sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
– Các quy định ghi trong Giấy phép phải chấp hành nghiêm túc. Và đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực.
– Khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển thì mới thực hiện vận chuyển.
– Đối với hàng hóa vận chuyển là các chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện thì phải tuân thủ theo hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển.
– Nếu xảy ra các sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu trên đường thủy nội địa phải có phương án ứng cứu.
– Đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải thực hiện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá.
– Đối với hồ sơ tập huấn phải thực hiện lưu trữ tối thiểu là 03 năm.
2.3. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện:
– Đối với các quy định ghi trong Giấy phép phải được chấp hành đúng và đầy đủ.
– Đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép chỉ được vận chuyển khi có đầy đủ các Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực; trên phương, bao bì, thùng chứa có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
– Đối với những chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm và chỉ dẫn của người vận tải hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện đúng.
– Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển.
– Tiến hành thực hiện các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế khả năng gây hại của hàng hóa nguy hiểm.
– Khi phát hiện hàng hóa nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển phải thực hiện lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương cấp xã nơi gần nhất và các cơ quan liên quan.
– Đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi vận chuyển phải mang theo đầy đủ hồ sơ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp, Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực.
– Đối với khi vận chuyển bằng đường thủy nội địa thì thuyền trường hoặc người lái phương tiện thủy nội địa sẽ phân công thuyền viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện.
3. Phân loại hàng nguy hiểm:
Hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại như sau:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
4. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (….)
(Kèm theo Nghị định số: 42 /2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ)
Tên tổ chức, cá nhân:……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày…tháng…năm….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM (….)
Kính gửi:………………
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:…………….
Địa chỉ:………………
Điện thoại……………..Fax…………….. Email: …………
2. Giấy đăng ký doanh nghiệp số….ngày….tháng….năm……, tại………………
3. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô số:…….do.…(tên cơ quan cấp)….cấp ngày……đến ngày.
4. Họ tên người đại diện pháp luật…………………Chức danh …………………….
Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số/ số thẻ căn cước công dân:………………..
Đơn vị cấp:……………ngày cấp………………..
5. Thông tin về phương tiện gồm: biển số đăng ký, thời hạn kiểm định, trọng tải được phép chở (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến).
6. Thông tin về người điều khiển phương tiện gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, hạng giấy phép điều khiển phương tiện (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến); đã được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
7. Thông tin về người áp tải (nếu có) gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMTND hoặc số thẻ căn cước công dân.
Đề nghị Quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất nguy hiểm sau:
TT | Tên gọi và mô tả | Số hiệu UN | Loại, nhóm hàng | Số hiệu nguy hiểm | Khối lượng vận chuyển (dự kiến) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
1.
2.
…………
…..(tên tổ chức, cá nhân)……… cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.
| ….…, ngày……tháng……năm……. |
Ghi chú:
– Đề nghị cấp loại hình nào thì ghi loại đó(cấp mới/cấp bổ sung phương tiện giao thông đường bộ/đường thủy nội địa).
– Trường hợp nộp trực tuyến, thực hiện kê khai thông tin theo hướng dẫn trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan cấp phép.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định số 42 /2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ.