Cho đến nay, bán hàng đa cấp là một khái niệm không còn mới đối với người dân Việt Nam, mang lại những đóng góp nhất định cho nền kinh tế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nhất định, pháp luật có đặt ra vấn đề về thu hồi giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp. Vậy, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận này diễn ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp:
1.1. Khái quát về hoạt động bán hàng đa cấp hiện nay:
Dưới góc độ phương thức kinh doanh, bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh kết hợp giữa bán hàng trực tiếp và nhượng quyền thương mại. Đại diện bán hàng đa cấp (hay còn gọi là nhà phân phối, hợp tác viên …) nhận hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của chính mình. Ngoài ra khi kêu gọi được những thành viên mới tham gia hệ thống của mình, thì họ còn được nhận hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của thành viên mới (gọi là cấp dưới). Còn trong hệ thống bán hàng đa cấp, tiền hoa hồng được trả cho nhiều người thuộc các cấp khác nhau trong hệ thống.
Nhìn nhận dưới góc độ marketing, thì bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng trong đó việc tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng là các mạng lưới phân phối bao gồm những nhà phân phối. Các nhà phân phối này có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng và xây dựng mạng lưới phân phối. Những nhà phân phối nay hoạt động độc lập và thu nhập của họ được tính theo những tỷ lệ nhất định dựa trên doanh số bán hàng của chính nhà phân phối và của mạng lưới do nhà phân phối đó xây dựng.
Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp được đề cập dưới nhiều tên gọi như: Tiếp thị đa tầng, kinh doanh đa cấp … nhưng thực chất đây đều là những cách khác nhau từ cụ từ tiếng Anh “multi – level marketing”. Do đó để tìm hiểu về bán hàng đa cấp thì cần tìm hiểu về khái niệm trên. Đây là phương thức tiêu thụ sản phẩm do một nhà khoa học người Mỹ sáng tạo ra vào khoảng năm 1934. Theo quy định của chính phủ nước ta hiện nay đã nêu rõ: Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau, trong đó người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.
Ngoài ra, theo quy định của
– Bán hàng đa cấp là một hình thức phát triển của bán hàng trực tiếp (là phương thức bán lẻ hàng hóa);
– Bán hàng đa cấp có phương thức bán hàng thông qua những người tham gia được tổ chức ở nhiều tầng khác nhau;
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải chi trả hoa hồng cho phân phối viên;
– Người tham gia bán hàng đa cấp là người tiêu dùng mà không nhân danh doanh nghiệp. Khi giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, doanh nghiệp đã không phải là người trực tiếp thiết lập quan hệ với người tiêu dùng mà thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia, cho nên họ độc lập tương đối trong quan hệ với khách hàng;
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không cần quảng cáo sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì phân phối viên sẽ trực tiếp quảng cáo cho từng khách hàng. Đồng thời doanh nghiệp cũng không cần thành lập hệ thống chi nhánh hoặc đại lý phân phối sản phẩm rộng lớn mà chỉ cần trả hoa hồng cho phân phối viên theo khối lượng sản phẩm hoặc tiêu thụ được.
1.2. Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp:
Nhìn chung thì quá trình thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương sẽ tiến hành xem xét các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật. Hiện nay căn cứ tại Nghị định số 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương bị thu hồi hoặc doanh nghiệp đó bị phá sản và giải thể theo quy định của pháp luật;
– Hồ sơ và các loại giấy tờ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thông tin gian dối và có yếu tố lừa đảo, không phù hợp với quy định của pháp luật;
– Trong quá trình tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật thì các chủ thể kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp đã vi phạm quy định, và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt về một trong các hành vi sau đây:
+ Tiến hành thực hiện hành vi cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định số 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
+ Không thực hiện nội dung theo quy định tại Nghị định số 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, đó là: Trong thời hạn luật định 30 ngày, được tính kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ, các chủ thể là doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ mua lại các loại hàng hóa đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp tuy nhiên sẽ không được thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận lại số hàng hóa đó.
– Các chủ thể là doanh nghiệp không tiến hành khắc phục kịp thời theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ, trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp của mình.
Bước 2: Sau khi xem xét thỏa mãn các điều kiện để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương sẽ tiến hành ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Bước 3: Trong thời hạn theo quy định của pháp luật đó là 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ công thương sẽ phải có trách nhiệm thông báo cho các phòng cũng không trên toàn quốc theo nhiều hình thức khác nhau, có thể là thông qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, hoặc có thể thông qua hệ thống công nghệ thông tin quản lý bán hàng đa cấp của Bộ Công thương. Đồng thôi thì quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp này cũng phải được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công thương theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý rằng: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hết hiệu lực kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực pháp luật.
2. Một số hành vi bị cấm đối với những chủ thể tham gia bán hàng đa cấp:
– Thực hiện hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
– Thực hiện hành vi cung cấp thông tin gian dối hoặc những thông tin với mục đích gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
– Thực hiện hành vi tổ chức các hội thảo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được các chủ thể là doanh nghiệp bán hàng đa cấp (thành lập hợp pháp) ủy quyền bằng văn bản;
– Thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
– Thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ của mình để khuyến khích hoặc dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương … và các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
3. Những nguyên tắc quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp để đảm bảo lợi ích của nhà nước và xã hội:
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp thì cần phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải kết hợp hài hòa 03 loại lợi ích: lợi ích của xã hội, lợi ích của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và lợi ích của người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng trên cơ sở đòi hỏi của các quy luật khách quan. Các biện pháp kết hợp tốt 03 loại lợi ích này như sau:
– Thực hiện đường lối phát triển kinh tế về phương thức bán hàng đa cấp đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đặc điểm của đất nước, đường lối đó phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của toàn xã hội, cũng tức là lợi ích của mọi thành viên trong xã hội;
– Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác, kế hoạch quy tụ quyền lợi của cả hệ thống bán hàng đa cấp và phải có tính hiện thực cao;
– Thực hiện đầy đủ chế độ hoạch toán kinh tế và vận dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế để quản lý một cách có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.