Hiện nay trong nền kinh tế thị trường nhiều biến đổi, thì rất nhiều các doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ dẫn đến hiện tượng không còn khả năng kinh tế. Vậy thì, nếu như công ty không còn khả năng kinh tế, công ty sẽ phải làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Công ty không còn khả năng kinh tế, phải làm như thế nào?
1.1. Các dấu hiệu khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
2. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán có chắc chắn bị phá sản hay không?
Theo quy định tại Điều 4 của
Mặc dù vậy, không phải công ty cứ mất khả năng thanh toán thì công ty đó sẽ bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 37 Luật Phá sản năm 2014 thì sau khi Tòa án nhận đơn yêu cầu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ có quyền thương lượng với nhau. Nếu việc thương lượng thành công và thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn thì khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tức là hiện tượng phá sản của công ty sẽ không xảy ra.
Ngoài ra, thì sau khi mở thủ tục phá sản, các chủ thể là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vẫn có thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu phương án này được Hội nghị chủ nợ thông qua, thì doanh nghiệp sẽ có thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, cụ thể như sau: Thời hạn để các chủ thể là doanh nghiệp tiến hành thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình sẽ tuân thủ theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Riêng đối với trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm, được tính kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Như vậy, theo đó thì nếu hết thời hạn này mà doanh nghiệp phục hồi được hoạt động kinh doanh thì khi đó doanh nghiệp vẫn sẽ không bị coi là mất khả năng thanh toán nữa. Trong trường hợp doanh nghiệp không thể phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn nêu trên thì cơ quan nhà nước đó là Tòa án sẽ tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản.
3. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mở thủ tục phá sản thì có phải làm kiểm toán báo cáo tài chính hay không?
Tại Điều 28 Luật Phá sản năm 2014 hiện nay có quy định các tài liệu phải kèm theo trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:
– Báo cáo tài chính của các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất phù hợp với quy định của pháp luật.Trường hợp các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
– Bản trình bày về nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
– Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ các thông tin cơ bản như: tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
– Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;
– Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
Theo đó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là được xác định là loại giấy tờ bắt buộc phải có kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cho nên để có thể được phá sản doanh nghiệp thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có báo cáo tài chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2022;
– Luật Phá sản năm 2014.