Kinh doanh đường sắt là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó nhiều người thắc mắc: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề điều kiện kinh doanh xếp dỡ hàng hóa tại ga đường sắt?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga đường sắt:
1.1. Xếp, dỡ hàng hóa tại ga đường sắt bao gồm những hoạt động nào?
Nhìn chung thì các hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại ga đường sắt đã được quy định pháp luật quy định cụ thể. Đối với nhóm ngành xếp dỡ hàng hóa tại ga đường sắt sẽ gồm những hoạt động kinh tế chủ yếu được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cụ thể bao gồm các hoạt động sau:
– Xếp dỡ hàng hóa hoặc xếp dỡ hành lý của hành khách khi họ lên tàu;
– Bốc vác hàng hóa tại ga đường sắt hoạt động kinh tế thuộc nhóm ngành bốc xếp hàng hóa ga đường sắt. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
1.2. Điều kiện kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga đường sắt:
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có thể thấy, doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại ga đường sắp xếp phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp đó phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp thì sẽ phải trải qua các thủ tục để tiến hành đăng ký doanh nghiệp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Điều kiện về loại hình doanh nghiệp: khi tiến hành lựa chọn một loại hình doanh nghiệp thì các chủ thể cần phải cân nhắc nhiều yếu tố như thủ tục, chi phí thành lập, chi phí vận hành, tư cách pháp nhân, trách nhiệm của chủ sở hữu, số lượng của chủ sở hữu, cơ cấu quản lý, cũng như khả năng chuyển nhượng và khả năng huy động vốn …;
– Điều kiện về chủ thể. Tức là các chủ thể là cá nhân và tổ chức có quyền tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp tuy nhiên sẽ phải loại trừ các chủ thể quy định tại Điều 18 của pháp
– Điều kiện về tên và trụ sở của công ty. Tức là tên doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: đó là phản ánh được loại hình doanh nghiệp, tên riêng thì phải được viết bằng chữ cái trong bản tiếng Việt, đồng thời thì tên doanh nghiệp phải được gắn liền với trụ sở chính cũng như địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó, tên doanh nghiệp thì phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch cũng như hồ sơ tài liệu do doanh nghiệp phát hành;
– Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định của doanh nghiệp. Vốn điều lệ là khái niệm để chỉ tổng giá trị tài sản do các thành viên đã cam kết góp khi thành lập đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp doanh. Và là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua tại thời điểm thành lập doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần.
Thứ hai, doanh nghiệp đó phải có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Tức là doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề mà pháp luật cho phép. Sẽ không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm hoặc đối với một số ngành nghề cần có điều kiện thì phải đáp ứng được các điều kiện đó theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp kinh doanh loại hình xếp dỡ hàng hóa tại ga đường sắt thì sẽ cần phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình.
Thứ tư, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại ga đường sắt thì phải có địa điểm sếp giữa hàng hóa đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.
Thứ năm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại ca đường sắt thì sẽ phải đảm bảo các điều kiện và thiết bị xếp dỡ hàng hóa khi đưa vào khai thác phải đầy đủ tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật theo quy định của pháp luật. Đồng thời thì các chủ thể tiến hành điều khiển các thiết bị xếp dỡ hàng hóa này phải có giấy phép và chứng chỉ hành nghề cũng như bằng cấp chuyên môn đáp ứng được yêu cầu đặt ra của loại hình kinh doanh này.
2. Niêm phong hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt như thế nào cho đúng luật?
Căn cứ tại Điều 27 của Thông tư 22/2018/TT-BGTVT vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, thì vấn đề niêm phong toa xe, hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia được quy định như sau:
– Đối với toa xe có mui hoặc toa xe có điều hòa nhiệt độ, toa xe không mui thành cao và có che bạt khi trả các loại hàng hóa thì đều phải được niêm phong theo đúng quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp giao hàng bằng hình thức theo trọng lượng hoặc số lượng hàng hóa thì chủ thể có thẩm quyền niêm phong chính là doanh nghiệp, đối với trường hợp giao nhận hàng bằng hình thức bên thứ ba và có kèm theo niêm phong thì chủ thể có thẩm quyền niêm phong chính là người thuê vận tải, đối với trường hợp niêm phong theo thỏa thuận của các bên thì khi đó chủ thể có thẩm quyền niêm phong sẽ được thực hiện theo thỏa thuận;
– Người thuê vận tải chịu trách nhiệm niêm phong đối với hàng hóa có kê khai giá trị, các máy móc tự chạy. Đối với xe ô tô, máy kéo, các thiết bị máy móc có nhiều bộ phận dễ tháo, không đóng gói kín, chắc chắn thì phải niêm phong từng chi tiết. Ngoài ra người thuê vận tải sẽ phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát quá trình xếp, dỡ theo quy định đối với các loại hàng hóa sau đây: Động vật sống; Hàng nguy hiểm; Hàng siêu trường và siêu trọng; Hàng chất lỏng; Hàng tươi sống mau hỏng …;
– Người thuê vận tải sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm văn phòng đối với số lượng hàng hóa có kê khai giá trị và các loại máy móc tự động. Đối với các loại xe ô tô và xe kéo cũng như các loại thiết bị máy móc có nhiều bộ phận dễ tháo rời và không đóng gói kín thì sẽ phải niêm phong đối với từng chi tiết và bộ phận đó;
– Doanh nghiệp sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm niêm phong đối với các toa xe chở hàng lẻ và các toa xe chuyển tải trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra thì dấu hiệu niêm phong thuộc trách nhiệm của bên nào thì sẽ do bên đó quy định nhưng phải đảm bảo đầy đủ và rõ ràng cũng như đảm bảo được dấu hiệu nhận biết trong quá trình vận chuyển. Đồng thời thì việc quản lý và sử dụng niêm phong các toa xe hàng sẽ do doanh nghiệp quy định.
3. Những lưu ý đảm bảo an toàn trong quá trình xếp dỡ hàng hóa:
– Lao động trong quá trình thực hiện công việc xếp dỡ hàng hóa phải đảm bảo sức khỏe theo đúng quy định của pháp luật và phải được tập huấn cũng như trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết trong quá trình lao động của họ đặc biệt là giày bảo hộ chống trơn trượt;
– Trước khi tiến hành xếp dỡ hàng hóa thì cần phải căn cứ vào tính chất của từng loại sản phẩm và phương tiện để việc xếp dỡ hàng hóa được diễn ra phù hợp cũng như đảm bảo an toàn cho các sản phẩm;
– Hàng hóa không được kết quả cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thông gió và làm lạnh, vì chỉ cần một chi tiết nhỏ cũng sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng hàng hóa trong kho;
– Hàng hóa không được sếp gần cửa sổ hoặc sắt tưởng bài đây là khu vực dễ làm cho hàng hóa bị ẩm mốc và phai màu do tiếp xúc với ánh nắng và nhiệt độ cao;
– Hàng dễ vỡ thì cần phải được để ở nơi an toàn và có ghi chú rõ ràng, không được để hàng dễ vỡ ở lối đi lại tránh nguy cơ va chạm và đổ vỡ. Đồng thời thì tuyệt đối không được leo trèo và dẫm lên các sản phẩm được làm từ chất liệu cứng, do đó cần phải được trang bị các vật dụng ở trong kho để dùng cho những trường hợp cần thiết. Xếp hàng hóa trong kho một cách ngay ngắn chẳng ảnh hưởng đến lối đi, hàng hóa cần phải được đặt một cách gọn gàng và ngăn nắp sẽ làm tăng thêm tính thẩm mỹ giúp cho không gian thêm thoáng đãng và thoải mái.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 22/2018/TT-BGTVT vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.