Pháp luật đã quy định chặt chẽ về khoảng cách từ quán game đến trường học khi cá nhân/tổ chức đăng ký mở quán game. Vậy quy định khoảng cách tối thiểu từ quán game đến trường học như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định khoảng cách tối thiểu từ quán game đến trường học:
Quán game là một địa điểm do tổ chức, cá nhân thành lập ra để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Căn cứ Điều 35
Ngoài điều kiện về khoảng cách từ địa điểm từ quán game đến trường học vừa nêu thì các điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (quán game) phải tuân thủ thêm các điều kiện sau:
– Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
– Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” và ghi rõ tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh, nếu:
+ Trong trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (quán game) đồng thời là đại lý Internet thì phải thêm nội dung “Đại lý Internet”.
+ Trong trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (quán game) đồng thời là điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp thì phải thêm nội dung “Điểm truy nhập Internet công cộng”.
– Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (quán game) tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; phải tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác;
– Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;
– Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an.
Khi đáp ứng đủ tất cả các điều kiện trên thì tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mở quán game) sẽ được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (quán game) mới được phép hoạt động.
2. Xử phạt hành chính khi quán game không tuân thủ về khoảng cách từ quán game đến trường học:
2.1. Xử phạt đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (quán game có kết nối internet):
Căn cứ Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông quy định xử phạt về hành vi vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, Điều này quy định tổ chức nào có hành vi thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mở quán game) cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 m thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với cá nhân thì bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài việc xử phạt về hành vi không tuân thủ về khoảng cách với trường học, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm về thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mở quán game) còn bị phạt khi có những hành vi sau:
– Hành vi niêm yết bảng nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng nội dung niêm yết không đầy đủ thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau:
+ Không thể hiện đầy đủ các thông tin trên biển hiệu theo quy định;
+ Không niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
+ Không có bảng niêm yết danh sách cập nhật những trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo bảng phân loại trò chơi theo độ tuổi.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau:
+ Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mở quán game) mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
+ Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (mở quán game) nhưng không ký hợp đồng đại lý Internet hoặc không có văn bản của doanh nghiệp cung cấp về dịch vụ Internet xác nhận là điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp;
+ Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động;
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
+ Hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày;
+ Không thực hiện đúng các quy định khác về nghĩa vụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
2.2. Xử phạt đối với quán game không kết nối internet:
Căn cứ Điều 31 Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, Điều này quy định cá nhân nào có hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet (mở quán game không kết nối internet) ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu là tổ chức có hành vi vi phạm này thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
3. Những hạn vi bị nghiêm cấm khi mở quán game:
– Quảng cáo, giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với các trò chơi điện tử mà chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, chưa thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi G1, G3, G4.
– Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để thực hiện các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
+ Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, đến trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền về chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
+ Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại về thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
+ Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
+ Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
+ Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng những dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
– Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, các hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
– Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
– Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính.
– Xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo.