Chế định kết hôn đã được ghi nhận trong pháp luật nước ta từ lâu, trong đó có quy định rõ những nguyên tắc và hành vi bị cấm trong quá trình đăng kí kết hôn. Vậy thì, đối với hành vi mượn giấy tờ tùy thân của người khác để kết hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn:
1.1. Khái quát chung về kết hôn:
Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng, việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về kết hôn có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh quan điểm của Nhà nước về kết hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý của kết hôn, đồng thời xác định nội dung, phạm vi điều chỉnh của các qui phạm pháp luật hôn nhân và gia đình về kết hôn. Và trong thực tiễn khoa học Luật Hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, nhiều khái niệm kết hôn đã được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu luật học đưa ra. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, kết hôn được hiểu là: “Sự kết hợp hai người khác giới để lập gia đình, sinh đẻ con cái, thực hiện chức năng sinh học và các chức năng khác của gia đình…”. Nhìn chung, các nhà làm luật khi đưa ra khái niệm kết hôn đều xuất phát từ vị trí của kết hôn là một sự kiện thực tế mang tính xã hội: “Việc một người đàn ông và một người đàn bà cam kết sống chung với nhau với những quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con cái”. Nghĩa là nam, nữ lấy nhau thành vợ thành chồng và xác lập quan hệ hôn nhân nhằm đảm bảo thực hiện những chức năng cơ bản mang tính xã hội của gia đình, trong đó sinh sản tái sản xuất ra con người là một trong những chức năng cơ bản nhất. Bởi lẽ nếu không có sản xuất và tái sản xuất ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Và trên thực tế từ trước tới nay, quan hệ hôn nhân gia đình vẫn được xác lập, vẫn có sự kết đôi giữa người nam và người nữ thành một gia đình để cùng chung sống, sinh con đẻ cái, chăm sóc lẫn nhau dù không có những quy định cụ thể hay luật lệ nào. Chính vì vậy, kết hôn là một quyền tự nhiên, một quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau cùng với sự xuất hiện các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị dần xuất hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình. Từ đó, kết hôn không còn là một quyền tự do theo bản năng của con người nữa mà bị chi phối bởi ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị. Và thông qua Nhà nước với việc sử dụng pháp luật, giai cấp thống trị sẽ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình làm cho những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm kết hôn như sau: Kết hôn là một sự kiện pháp lý, thể hiện việc hai bên nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo trình tự, thủ tục nhất định khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.
1.2. Hồ sơ cần thiết khi đăng ký kết hôn:
Các bên nam và nữ khi kết hôn phải có hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ bao gồm những các giấy tờ cơ bản sau đây:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng minh nhân dân;
– Xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai (theo mẫu pháp luật quy định) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Trong trường hợp một người cư trú tại xã này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó;
– Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà Ủy ban nhân dân xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan;
– Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, cần có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
– Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó;
– Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
2. Mức phạt đối với hành vi mượn giấy tờ tùy thân của người khác để đăng ký kết hôn:
Kết hôn là vấn đề quan trọng của đời người, sự kiện pháp lý này gắn liền với cá nhân mỗi con người nhất định, mỗi người cần tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của pháp luật và đồng thời đảm bảo sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân, thì mọi hành vi vi phạm quy định về kết hôn đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong đó có hành vi mượn giấy tờ tùy thân của người khác để kết hôn nhằm qua mặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Điều 38 của nghị định số
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với các chủ thể khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
– Cho người khác sử dụng giấy tờ tùy thân của mình để tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc hành vi sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn trái với quy định của pháp luật;
– Cung cấp thông tin và các tài liệu có liên quan phản ánh sai sự thật, có yếu tố gian dối trong quá trình kết hôn, hoặc cam đoan và làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, có thể thấy rằng, đối với hành vi mượn giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì người cho mượn hay người mượn đều sẽ bị xử phạt với mức phạt tương đương nhau, điều này là phù hợp bởi 2 hành vi đều mang tính chất vi phạm như nhau, tương hỗ cho nhau trong quá trình kết hôn nhằm qua mắt cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, đối với người có hành vi cho người khác sử dụng giấy tờ của mình hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tịch thu lại giấy kết hôn được cấp trái quy định của pháp luật. Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong trường hợp này đó là, khi phát hiện hành vi vi phạm thì sẽ phải kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp.
3. Quy định của pháp luật về thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn:
Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
– Đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký kết hôn là: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nếu việc kết hôn tiến hành tại Ủy ban nhân dân xã nhưng không phải là nơi mà một trong hai bên kết hôn thường trú thì việc đăng ký kết hôn đó là không đúng thẩm quyền và không phát sinh hiệu lực pháp luật;
– Đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, về nguyên tắc việc kết hôn của nam, nữ phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn nhưng tiến hành tại cơ quan nhà nước không có thẩm quyền (còn gọi là đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền) thì việc đăng ký kết hôn đó không có giá trị pháp lý và giữa hai người kết hôn không phát sinh quan hệ vợ chồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
–