Thực tế hiện nay, do không quá chú trọng tìm hiểu pháp luật về đất đai mà nhiều hộ dân bị xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt trong việc sử dụng đất trái mục đích sử dụng. Vậy có được xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đất trồng cây lâu năm?
Đất trồng cây lâu năm được hiểu là loại đất dùng với mục đích để trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng phát triển và thu hoạch từ năm này qua năm khác, cụ thể gồm:
– Cây công nghiệp lâu năm: trồng cây và cho ra sản phẩm với mục đích để dùng làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng, có thể kể đến như cà phê, ca cao, chè, hồ , tiêu, điều, cao su,…
– Cây ăn quả lâu năm: trồng cây và cho ra sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến, ví dụ như cam, vải, xoài, măng cụt, chôm chôm, táo, mơ, mận, bưởi,…
– Một số loại cây khác như cây trồng với mục đích để lấy làm gỗ, tạo cảnh quan đẹp, bóng mát như lộc vừng, hoa sữa, xà, cừ, bạch đàn,…
– Cây dược liệu lâu năm: loại cây này sẽ cho ra các sản phẩm với mục đích để làm dược liệu, ví dụ như quế, hồi, long não, đỗ trọng, sâm,….
2. Có được xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất trồng cây hàng năm, trong đó có đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất rừng sản xuất.
– Đất rừng đặc dụng.
– Đất rừng phòng hộ.
– Đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất làm muối.
– Loại đất nông nghiệp khác với mục đích để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, trong đó gồm cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất hay để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Theo đó, đất trồng cây lâu năm thuộc loại đất nông nghiệp.
Căn cứ khoản 49 Điều 1 Luật xây dựng năm 2020 quy định việc xây dựng công trình tạm như sau:
– Mục đích của công trình xây dựng tạm gồm:
+ Thi công xây dựng công trình chính.
+ Xây dựng để sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định.
Các công trình xây dựng tạm được xây dựng trên đất thổ cư (đất ở) và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Tổng hợp các quy định trên, việc xây dựng nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm là đang không đúng. Để được phép xây dựng nhà ở tạm trên đất trồng cây lâu năm thì cá nhân, hộ gia đình phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở trước khi xây dựng.
3. Hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:
Theo khoản 1 Điều 57
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên, khi người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể quy trình chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu số 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT).
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Với những địa phương đã có bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ thực hiện thẩm tra hồ sơ. Sau đó tiến hành xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Đồng thời hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Cuối cùng, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính và trả lại Giấy chứng nhận cho người dân.
4. Thời gian thực hiện chuyển đổi mục đích từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở:
Căn cứ khoản 40
Lưu ý: với những nơi như các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian giải quyết không quá 25 ngày.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất cũng như thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
5. Mẫu đơn xin chuyển mục đích từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở:
Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
…, ngày….. tháng …..năm ….
ĐƠN 1….
Kính gửi: Ủy ban nhân dân 2 ………..
1. Người xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 3 …………..
2. Địa chỉ/trụ sở chính:………………..
3. Địa chỉ liên hệ:……………….
4. Địa điểm khu đất:………………
5. Diện tích (m2):………….
6. Để sử dụng vào mục đích: 4………………….
7. Thời hạn sử dụng:……………
8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;
Các cam kết khác (nếu có)………………………
| Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn viết đơn:
1 Ghi rõ đơn xin giao đất hoặc xin thuê đất hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất.
2 Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3 Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức; ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…); ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/văn bản công nhận tổ chức tôn giáo/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…).
4 Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư thì ghi rõ mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư hoặc cấp văn bản chấp thuận đầu tư.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất.
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của
Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.