Ủy quyền là một giao dịch diễn ra phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, trong đó bao gồm cả vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai sử dụng mẫu nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
GIẤY ỦY QUYỀN
(v/v giải quyết tranh chấp đất đai)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …, các bên chúng tôi gồm có:
Bên ủy quyền (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà): …
Sinh ngày: …
Căn cước công dân số: …
Cấp ngày: … / …. / … Cấp tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Bên nhận ủy quyền (sau đây gọi là Bên B):
Ông (Bà): …
Sinh ngày: …
Căn cước công dân số: …
Cấp ngày: … / …. / … Cấp tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Nay hai bên đồng ý việc giao kết các thỏa thuận sau đây:
1. CĂN CỨ ỦY QUYỀN:
Bên A hiện đang thực hiện các thủ tục để yêu cầu Tòa án … giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng diện tích … (Bằng chữ: …), tờ bản đồ số … tại địa chỉ: … Thửa đất này đã được Ủy ban nhân dân … cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …, vào … / … / … mang tên của chủ sở hữu là …
Nay tôi ủy quyền cho … được toàn quyền thay mặt và nhân danh tôi liên hệ, làm việc với các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công việc liên quan đến việc giỉa quyết tranh chấp đất đai đối với đối tượng nêu trên.
2. PHẠM VI ỦY QUYỀN:
– Liên hệ, làm việc với các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền …
– Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, … được quyền đưa ra ý kiến, toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến vụ việc. Được quyền cung cấp, lập và ký các giấy tờ cần thiết theo quy định trong quá trình giải quyết vụ việc nêu trên.
3. THỜI HẠN ỦY QUYỀN:
Kể từ ngày
4. LỜI CAM KẾT CỦA CÁC BÊN:
Việc ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào mà pháp luật quy định.
Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do … thực hiện theo nội dung công việc được tôi ủy quyền ghi trong giấy ủy quyền này.
Các bên đã hiểu rõ các quy định của pháp luật về ủy quyền, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi lập và ký giấy ủy quyền này. Các bên đã đọc … lại toàn bộ nội dung của giấy ủy quyền này, công nhận đã hiểu rõ và đồng ý với nội dung của giấy ủy quyền này. Các bên tự nguyện ký tên và điểm chỉ vào giấy ủy quyền này để làm bằng chứng thực hiện.
Giấy ủy quyền trên được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN NHẬN ỦY QUYỀN |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai có cần công chứng không?
2.1. Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, có thể đưa ra khái niệm về ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau, uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai là thỏa thuận dân sự giữa các bên. Theo đó thì bên ủy quyền sẽ ủy quyền cho bên nhận ủy quyền để thực hiện công việc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của mình. Bên được ủy quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của bên ủy quyền và thực hiện các công việc khác trong phạm vi mà bên ủy quyền quy định xuất phát từ lợi ích hợp pháp của bên ủy quyền, đồng thời có thể nhận thù lao thông qua quá trình giải quyết tranh chấp đất đai do hai bên thỏa thuận.
Trong thực tế xã hội, có một số trường hợp, do những lý do nhất định mà các chủ thể không thể trực tiếp tham gia và thực hiện các quan hệ pháp luật, trong đó có quan hệ pháp luật tranh chấp đất đai, cho nên họ phải thông qua hành vi của một cá nhân khác thực hiện thay cho mình, nhân danh mình và vì quyền lợi của mình. Đây được coi là quan hệ ủy quyền, và thông thường thì các bên sẽ ký với nhau giấy ủy quyền hoặc
2.2. Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai có cần công chứng không?
Pháp luật hiện nay không có quy định bắt buộc trường hợp rằng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải tiến hành công chứng chứng thực. Tuy nhiên để đảm bảo tính xác thực cũng như an toàn của các bên về quyền và nghĩa vụ thì nên tiến hành công chứng khi các bên có nhu cầu uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là văn phòng công chứng hoặc có xác nhận của ủy ban nhân dân xã phường. Và đồng thời, thủ tục công chứng văn bản ủy quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai không nhất thiết phải tiến hành tại nơi có đất đang tranh chấp. Đối với tùy từng trường hợp mà công việc công chứng này có thể được diễn ra tại những nơi mà có đủ điều kiện thuận lợi cho các bên, vì thế nó có thể được diễn ra tại nơi của người nhận ủy quyền hoặc nơi của người ủy quyền hoặc nơi có đất đang xảy ra tranh chấp tùy vào sự lựa chọn.
3. Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Văn bản ủy quyền vừa là cơ sở để thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau của các bên, đồng thời, với bản chất của mình thì văn bản ủy quyền còn được xem là cơ sở pháp lý để bên được ủy quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba, vì thế cho nên một văn bản ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải nêu rõ các thông tin sau đây:
Thứ nhất, thông tin về chủ thể. Phải xác định được thông tin cơ bản của các bên giao kết, bao gồm các thông tin về họ tên, năm sinh, số chứng minh hoặc căn cước công dân, địa chỉ thường trú … của các bên có liên quan. Những thông tin này nhằm đảm bảo tính cá biệt hóa của chủ thể qua đó nhằm xác định quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên trong văn bản đã xác lập.
Thứ hai, phạm vi ủy quyền. Ghi rõ phạm vi ủy quyền để một bên có thể nhân danh bên kia thực hiện công việc của mình trong một phạm vi nhất định, miễn rằng phạm vi ủy quyền đó không được trái quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội, đây được coi là cơ sở để xác định phạm vi thẩm quyền đại diện của bên được ủy quyền, và bên được ủy quyền phải có trách nhiệm cũng như phải chịu bồi thường khi xảy ra do công việc vượt quá phạm vi ủy quyền trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai.
Thứ ba, thời hạn ủy quyền. Có thể được xác định theo một khoảng thời gian cụ thể như theo ngày hoặc theo tháng hoặc theo năm. Và đến khi hết thời hạn đó thì văn bản sẽ chấm dứt, tức là bên được ủy quyền sẽ không được phép nhân danh bên ủy quyền để thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai nữa. Ngoài ra thì các bên có thể xác định thời hạn ủy quyền theo công việc, tức là các bên sẽ thỏa thuận với văn bản này sẽ chấm dứt hiệu lực khi quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của bên ủy quyền đã hoàn thành.
Thứ tư, ngoài ra cần ghi rõ thêm điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên, có thể thỏa thuận thêm về vấn đề ủy quyền lại hoặc phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp xảy ra tranh chấp với nhau, có thể thỏa thuận thêm về vấn đề thù lao khi đã hoàn thành công việc ủy quyền và phương thức thanh toán sao cho hợp lý đối với người nhận ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013.