Tranh chấp đất đai là hiện tượng diễn ra phổ biến trong xã hội bởi đất đai là một loại tài sản có giá trị lớn. Câu hỏi đặt ra là: Quy trình giải quyết một vụ án tranh chấp đất đai như thế nào mới đúng luật?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp đất đai được hiểu như thế nào?
Trong các văn bản pháp luật thì thuật ngữ tranh chấp đất đai cũng được quy định khác nhau. Luật Đất đai năm 1987 không có đưa ra thuật ngữ chính thức về tranh chấp đất đai, loại tranh chấp này chỉ được quy định thông qua các quy định của pháp luật. Đến nay trong
Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phổ biến và phức tạp hiện nay, nó chiếm phần lớn các vụ án tranh tụng tại tòa án trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Do đó để giải quyết tranh chấp đất đai thì cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến. Việc xác định chính xác dạng tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định chính xác việc đương sự có quyền khởi kiện tranh chấp tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hai thủ tục tố tụng hành chính, tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân hay ủy ban nhân dân, xác định thời hiệu khởi kiện đồng thời là cơ sở để xác định trình tự và thủ tục cũng như đường lối giải quyết tranh chấp.
2. Quy trình giải quyết một vụ án tranh chấp đất đai:
Thứ nhất, các bên tự hòa giải. Đây là biện pháp được nhà nước khuyến khích khi xảy ra mâu thuẫn, bởi lẽ việc tự hòa giải phù hợp với tâm lý của người Việt Nam đó là luôn đề cao tinh thần đoàn kết và giữ mối hòa khí trong các quan hệ xã hội đặc biệt là các tranh chấp giữa những người sử dụng đất ở nông thôn, đồng bào các dân tộc thiểu số – nơi mà yếu tố tình cảm dân tộc được coi trọng và đề cao. Hơn nữa hoạt động hòa giải vừa đảm bảo tính linh hoạt vừa đảm bảo tính bảo mật thông tin của các bên.
Thứ hai, đối với trường hợp không thể tự hóa giải được thì sẽ hòa giải thông qua cơ sở. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ủy ban nhân dân cấp cơ sở nhận được đơn xin hòa giải thì sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho cán bộ tư pháp và cán bộ địa chính nghiên cứu đơn đề nghị hòa giải của các bên đương sự, tiến hành thẩm tra và xác minh cũng như tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập tài liệu và chứng cứ có liên quan do các bên đương sự cung cấp và các tài liệu do ủy ban nhân dân cấp xã lưu trữ và quản lý về nguồn gốc sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
– Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành lập hội đồng hòa giải với các thành phần theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức cuộc hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có sự tham gia đầy đủ của các bên. Kết quả hòa giải được hội đồng hòa giải lập thành biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Biên bản hòa giải phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp hòa giải thành thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải, các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thì ủy ban nhân dân xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không hành.
Thứ ba, nếu như hòa giải tại cấp cơ sở không thành thì sẽ tiến hành khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân. Tại tòa án nhân dân thì các bên sẽ tiến hành hòa giải và đối thoại tại tòa án cụ thể theo các bước sau:
– Nhận đơn và xử lý đơn của các chủ thể có yêu cầu;
– Người khởi kiện và người yêu cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự hoặc khiếu kiện hành chính kèm theo tài liệu và chứng cứ đến tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hoặc tố tụng hành chính;
– Tòa án nhân dân nhận và vào sổ thụ lý đơn cũng như xác nhận việc nhận đơn theo quy định của pháp luật;
– Trong thời hạn hai ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu, nếu không thuộc một trong các trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật thì tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và người yêu có biết về quyền lợi được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn hòa giải viên theo quy định của pháp luật;
– Trong thời hạn 3 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án thì các chủ thể phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho tòa án biết về những nội dung đã được tòa án thông báo. Trường hợp mà người khởi kiện hoặc người yêu cầu trực tiếp đến tòa án trình bày ý kiến thì tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến và có sự điểm chỉ của họ. Nếu như hòa giải không thành thì có anh sẽ đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Nhìn chung thì đây là các bước để tạo điều kiện tốt nhất cho các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai:
Thứ nhất, do hệ thống tổ chức và vị trí của ngành tòa án nhân dân trong hệ thống chính trị ở nước ta đảm bảo cho tòa án nhân dân sự độc lập và không bị lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nhà nước nào. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án trong công tác xét xử các vụ án tranh chấp đất đai để đưa ra phán quyết một cách độc lập và khách quan cũng như không chịu bất kỳ một sức ép nào từ phía các chủ thể khác.
Thứ hai, tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất ở Việt Nam có chức năng xét xử và đảm bảo thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có đội ngũ thẩm phán được đào tạo bài bản và có trang bị kiến thức pháp luật cùng kỹ năng xét xử am hiểu về chuyên nghiệp. Hoạt động của thẩm phán không chỉ tuân thủ chính sách của pháp luật mà còn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và mang tính chuyên nghiệp. Vì thế cho nên đây là sự đảm bảo cho các phán quyết và quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của thẩm phán có được sự khách quan và công bằng.
Thứ ba, bản án và quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân được thực thi nghiêm chỉnh và nghiêm minh bởi các cơ quan thi hành án dân sự. Điều này góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và sự tôn nghiêm của mô hình tài phán tố tụng. Thông qua việc thực hiện bản án và quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân không chỉ đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần giáo dục ý thức người dân và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đặt trong bối cảnh nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
4. Một số nguyên tắc trong quá trình giải quyết một vụ án tranh chấp đất đai:
Thứ nhất, nguyên tắc hai cấp xét xử. Đây là nguyên tắc phổ quát tất cả các quốc gia trên thế giới thực hiện. Được xét xử hai cấp đảm bảo ở mức thấp nhất việc sai sót và oan sai. Bởi lẽ tòa án xét xử phúc thẩm chính là xem xét lại tính chính xác và khách quan của bản án và quyết định của tòa án sơ thẩm.
Thứ hai, nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc tối thượng, nó đảm bảo cho tòa án là hiện thân của công lý và công bằng. Nguyên tắc này đảm bảo cho thẩm phán và hội thẩm nhân dân được phép sử một cách độc lập không chịu bất kỳ một áp lực và sức cách nào từ bất kỳ một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Có như vậy thì sản phẩm của hoạt động xét xử mới đảm bảo tính công bằng và khách quan, đồng thời mới khiến cho các bên đương sự đảm bảo được quyền lợi của mình một cách chính đáng.
Thứ ba, nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nguyên tắc này nhằm phát huy trí tuệ của tập thể hội đồng xét xử trong việc đưa ra phán quyết, bởi lẽ trong nhiều vụ tranh chấp đất đai rất phức tạp và nhạy cảm, nó liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội. Vì thế việc huy động trí tuệ và chất xám của các thành viên trong hội đồng xét xử đảm bảo tính quyết định đưa ra sự đồng thuận cao và tránh sự thiên vị.
Thứ tư, nguyên tắc tranh tụng. Đây không chỉ là nguyên tắc mà nó còn là yêu cầu đặt ra trong chiến lược cải cách tư pháp của nhà nước ta hiện nay. Thông qua nguyên tắc này thì các tình tiết và chứng cứ cũng như nội dung của vụ việc sẽ được phân tích dưới nhiều góc độ, qua đó làm rõ bản chất và sự thật khách quan của vụ việc. Đưa việc giải quyết tranh chấp đất đai đến với lẽ công bằng và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.