Giám sát được xem là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, cần thiết phải tiến hành trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả lĩnh vực doanh nghiệp, nhằm tạo ra tính đột phá và tiền đề cho doanh nghiệp phát triển. Dưới đây là quy định của pháp luật về giám sát của nhà nước với tập đoàn và tổng công ty Nhà nước.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiểu như thế nào về tập đoàn và tổng công ty Nhà nước:
- 2 2. Giám sát của nhà nước với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước:
- 3 3. Tầm quan trọng của hoạt động giám sát của nhà nước với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước:
- 4 4. Một số lưu ý trong quá trình giám sát của nhà nước với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước:
1. Hiểu như thế nào về tập đoàn và tổng công ty Nhà nước:
Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo từ điển bách khoa Việt Nam thì tổng công ty nhà nước được định nghĩa là một trong các loại hình doanh nghiệp ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo định nghĩa này có thể hiểu tổng công ty nhà nước cũng là một tổ chức kinh tế trong hệ thống các thành phần kinh tế của Việt Nam được hoạt động theo
Dưới góc độ học thuật, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực luật học, thì tổng công ty nhà nước hiện nay được hiểu là hình thức liên kết trên cơ sở tự đầu tư và tự góp vốn giữa các công ty nhà nước và giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác. Theo khái niệm này thì tổng công ty nhà nước được hình thành trên cơ sở sự liên kết và có mối liên hệ gắn bó về hoạt động sản xuất kinh doanh công nghệ thị trường để làm tăng hiệu quả kinh tế cho các đơn vị thành viên và tổng công ty. Do đó tổng công ty nhà nước mang trong mình một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, nhà nước chỉ thành lập các tổng công ty nhà nước để sản xuất và kinh doanh những ngành và lĩnh vực mà khu vực tư nhân không làm được hoặc không muốn làm. Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà thủ tướng chính phủ sẽ phê duyệt tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước tại một số ngành và lĩnh vực nhất định. Trên cơ sở đó thì Chính phủ sẽ giao cho bộ ban ngành quản lý tiến hành rà soát lại toàn bộ các tổng công ty nhà nước để tiến hành phân loại và công bố rõ ràng mục tiêu của nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó cần quan tâm đến hai mục tiêu cơ bản là mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu đảm bảo dịch vụ công hoặc lợi ích xã hội. Từ đó các tổng công ty nhà nước mới có thể xác định rõ ràng được sứ mệnh và mục tiêu chiến lược cũng như mục tiêu cụ thể để hướng tới vai trò dẫn dắt phát triển công nghệ và tạo lợi thế cạnh tranh với quốc gia đồng thời thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Thứ hai, vốn của công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước luôn thuộc sở hữu nhà nước. Với tư cách là nhà đầu tư thì nhà nước đã đầu tư và rót vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và bốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh. Ngoài ra thì vốn do doanh nghiệp nhà nước huy động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được coi như nguồn vốn của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Thứ ba, kết cấu phổ biến của các tổng công ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay được tổ chức theo nhóm công ty với mô hình công ty mẹ và công ty con được phân thành ba cấp, bao gồm công ty mẹ cấp 1, công ty còn cấp 2, công ty con của công ty cấp 2 hay còn gọi là công ty cấp 3. mỗi công ty được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật và đều có tư cách pháp nhân độc lập.
Thứ tư, mối quan hệ giữa tổng công ty nhà nước với bộ ban ngành của chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó thì chính phủ là cơ quan cao nhất và thống nhất quản lý thực hiện chức năng là chủ sở hữu nhà nước đối với các tổng công ty nhà nước. Chính phủ thực hiện phân công và phân cấp quyền hạn cũng như trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước cho các Bộ ban ngành quản lý, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động thương binh và xã hội phù hợp với chức năng của các Bộ.
2. Giám sát của nhà nước với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước:
Nhìn chung thì công ty nhà nước sẽ chịu sự giám sát của các Bộ trực thuộc Chính phủ như: Bộ quản lí ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát chung về toàn bộ hoạt động của công ty; Bộ Tài chính thực hiện giám sát và đánh giá mọi vấn đề của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tài chính như phát hành cổ phiếu, điều chỉnh vốn điều lệ, chi phí tiền lương, chi phí tài chính cho đầu tư và chuyển dịch vốn …; Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi và giám sát việc triển khai đề án thành lập công ty, tiếp nhận công ty con và công ty liên kết của tổng công ty, thực hiện chiến lược phát triển của các tổng công ty; Bộ Nội vụ giám sát và kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và nhà nước về công tác cán bộ; Bộ Lao động – Thương binh và xã hội giám sát và kiểm tra định kì việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty. Ngoài ra thì Bộ quản lí ngành xử Kiểm sát viên xuống các doanh nghiệp để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thực hiện phương thức giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó: giám sát trực tiếp được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tram giám sát và đánh giá các mặt hoạt động của công ty mẹ, thông qua hoạt động kiểm toán tại công ty mẹ, công ty con. Giám sát gián tiếp được thực hiện trên cơ sở các báo cáo định kì hoặc đột xuất của công ty mẹ hoặc các hoạt động công khai thông tin của công ty mẹ theo quy định của pháp luật. Nội dung giám sát, đó là thực hiện điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế tài chính của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm, kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng. Kết quả giám sát đánh giá là cơ sở để quyết định mức lương, thưởng, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc kí kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỉ luật và xử lí trách nhiệm đối với người quản lí công ty nhà nước.
3. Tầm quan trọng của hoạt động giám sát của nhà nước với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước:
Thứ nhất, điều tiết vĩ mô và ổn định thị trường cũng như bình ổn nền kinh tế. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu muốn quốc gia phát triển với tốc độ nhanh hơn thì cần phải có những công cụ và những cách thức quản lý nền kinh tế phù hợp. Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì các tổng công ty nhà nước nắm giữ các lĩnh vực và các ngành nghề quan trọng vì thế nó giữ vai trò chủ cột của nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhà nước qua đó góp phần mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước.
Thứ hai, quản lý và giám sát của nhà nước sẽ giúp khắc phục hạn chế vốn của các công ty riêng lẻ. Việc hình thành mô hình tổng công ty nhà nước sẽ khắc phục hạn chế về vốn của các công ty riêng lẻ. Bởi công ty mẹ được quyền bảo lãnh cho công ty còn vay vốn tương ứng với số vốn đã đầu tư vào công ty con. Mặt khác với mô hình doanh nghiệp có quy mô lớn thì nguồn lao động dồi dào công nghệ vượt trội, tổng công ty nhà nước sẽ tổ chức phối hợp kinh doanh giữa tổng công ty nhà nước và công ty con hoặc giữa các công ty con với nhau tận dụng tối đa lợi thế kinh tế và tạo mối liên kết bền chặt giữa các thành viên công ty. Các công ty thành viên sẽ luôn được hỗ trợ về nhiều mặt. Những nguồn lợi đó sẽ tạo điều kiện và động lực cũng như môi trường thuận lợi giúp công ty thành viên của tổng nhà nước phát triển nhanh và bền vững, từ đó thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của tổng công ty nhà nước nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế xã hội của quốc gia.
Thứ ba, sự giám sát của nhà nước sẽ giúp đầu tư và phát triển một số ngành trọng điểm. Do có nhiều lĩnh vực và ngành nghề không hấp dẫn các nhà đầu tư vì thế ít lợi nhuận và lâu thu hồi vốn nên các doanh nghiệp tư nhân không muốn tham gia sản xuất kinh doanh hoặc việc kinh doanh lệ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên và kết cấu hạ tầng, nên nhà nước thành lập và giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước nhiệm vụ tiến hành các hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu chính trị xã hội. Thực tế cho thấy thì các tổng công ty nhà nước chính là lực lượng quan trọng của nhà nước đảm nhận việc giám sát và kinh doanh nhiều mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực và an ninh quốc phòng.
4. Một số lưu ý trong quá trình giám sát của nhà nước với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước:
Cần lưu ý rằng trong quá trình giám sát của nhà nước đối với tập đoàn và tổng công ty nhà nước, thì cần phải thực hiện sao cho có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Cần phải làm rõ ra nhiều sự tiến bộ của các chủ thể thông qua những cơ chế báo cáo và chế tài cần thiết để đảm bảo tính nghiêm túc trong quá trình vận hành của tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Đối với những địa điểm mà không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và không đảm bảo tiến độ thì phải có những biện pháp xử lý kịp thời sao cho đảm bảo tính răn đe. Đối với những báo cáo khi lập ra thì phải đạt yêu cầu, nếu không đạt yêu cầu thì phải bổ sung và đính chính số liệu một cách rõ ràng và minh bạch. Thông qua quá trình giám sát thì phải chỉ ra được các nút thách và các bài toán khó chưa có lời giải để từ đó tìm ra được những phương án giải quyết sao cho phù hợp. Cần phải đặt ra những nghi vấn và những bài toán đặc biệt là đối với quá trình sử dụng vốn nếu cảm thấy việc sử dụng vốn đó không đảm bảo hiệu quả và làm chậm tiến độ cũng như làm thua lỗ cho công ty và không có khả năng thu hồi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC của Bộ Tài chính năm 2023 hướng dẫn về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp.